- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Căng thẳng Nga - Ukraina: Khó đong đếm mức độ ảnh hưởng đến không gian mạng của Việt Nam

© Sputnik / Vladimir Trefilov / Chuyển đến kho ảnhvirus máy tính
virus máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina không chỉ diễn ra trên thực địa mà còn cả trên không gian mạng. Hiện nay, “nhất cử nhất động” của cả hai bên đều tạo ra “hiệu ứng” nhất định với toàn cầu. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Mức độ ảnh hưởng như thế nào?

Nhận định của giới chuyên gia IT cho thấy, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina đã gây ra ảnh hưởng lớn đến “thế giới ảo”. Cụ thể, một cuộc xung đột khác của các nhóm tin tặc cũng đang dấy lên trên không gian mạng.
Đơn cử, nhóm hacker Anonymous công khai chống lại Nga, GhostSec cũng đã chặn một số website của quân đội Nga bằng DDoS (tấn công từ chối dịch vụ phân tán). Trong khi đó, các nhóm hacker khác như Conti, RedBanditsRU, Cooping Project lại chọn Ukraina làm mục tiêu tấn công.
Trong thời kỳ mà các cuộc tấn công mạng luôn là mối đe dọa thường trực tới hoạt động của mọi tổ chức, rộng lớn hơn là đe dọa an ninh quốc gia. Tấn công mạng là một phần trong chiến lược quân sự của các nước.
Tin tặc - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2022
Số cuộc tấn công mạng ở Việt Nam đã tăng hơn gấp rưỡi sau một năm
Tấn công mạng đã được các bên sử dụng đồng thời với các hoạt động tấn công quân sự. Những người làm trong lĩnh vực an toàn thông tin đều biết rằng các cuộc tấn công mạng vẫn đang hàng phút, hàng giây xuất hiện, kể cả những nơi không có chiến sự.
Như Sputnik đã đưa tin, thống kê của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong tháng 2/2022, đã có 1.260 cuộc tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam được cơ quan này ghi nhận, cảnh báo và đưa ra hướng dẫn xử lý.
Trong số đó, có 961 sự cố tấn công cài mã độc, 181 sự cố tấn công lừa đảo và 118 sự cố tấn công thay đổi giao diện.
Tin tặc - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2022
Việt Nam thuộc top những nước bị tấn công mạng nhiều nhất thế giới
Tính trung bình, mỗi ngày Việt Nam hứng chịu gần 45 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin trong nước. Con số này đã tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2021 (trung bình 26,6 sự cố mỗi ngày).
Thực tế nêu trên và căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukriana lại càng đặt ra nhiều thử thách cho công tác an ninh mạng tại Việt Nam hơn nữa. Ông Trương Đức Lượng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) cho rằng:
“Khi các hệ thống của Nga và Ukraina bị tấn công mạng thì tình huống hoàn toàn có thể xảy ra là các hệ thống đó cũng tồn tại ở Việt Nam (năng lượng, đường sắt...) và bị lợi dụng để tấn công. Các máy tính nếu không được bảo vệ cẩn thận và lây nhiễm mã độc thì có thể trở thành 1 phần của hệ thống tấn công mạng vào Nga hoặc Ukraina qua mạng botnet”.
Không gian mạng không có biên giới rõ rệt như trong thực tế, việc tấn công vào các mục tiêu trên không gian mạng có thể triển khai dễ dàng, chỉ mất vài phút thay vì cả tuần lễ như bình thường.
Cựu Tổng thống Bolivia Evo Morales - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Cựu Tổng thống Bolivia Morales: Châu Âu kiểm duyệt truyền thông nêu lên sự thật về Ukraina

Việt Nam cần sẵn sàng làm gì để đối phó với các nguy cơ?

Trước tình hình trên, đại diện VSEC khuyến nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước cần rà lại hệ thống công nghệ để đảm bảo rằng hệ thống luôn được cập nhật mới nhất. Ngoài ra, trong bối cảnh có xung đột vũ trang, các tin giả cũng luôn xuất hiện dày đặc trên mạng, vì thế mọi người cũng cần cẩn trọng khi thu thập và phân tích tin tức.
Theo các chuyên gia, các hệ thống trọng yếu, các tập đoàn đa quốc gia cần sẵn sàng ứng phó trước các cuộc tấn công từ chối dịch vụ, phát tán mã độc.

“Nhu cầu bảo vệ thông tin, kiểm thử lỗ hổng và đảo ngược tấn công đang gia tăng trên quy mô toàn cầu vì các nhà quản lý có tầm nhìn đều hiểu rằng những cú click của hacker đều rất “vô tình” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng” - Tổng giám đốc Công ty cổ phần An toàn thông tin CyRadar Nguyễn Minh Đức lưu ý.

Máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Vượt loạt ‘ông lớn’ Mỹ, Nga, An ninh mạng Viettel VCS gây bất ngờ lớn với thế giới
Về phần mình, hãng bảo mật Fortinet, một tập đoàn đa quốc gia, cho biết:

“Chúng tôi đang nỗ lực rất nhiều để hỗ trợ các khách hàng và đối tác của mình, bao gồm cả các chính phủ trên khắp thế giới để chuẩn bị và phòng thủ trước các cuộc tấn công mạng. Những nỗ lực này bao gồm việc chia sẻ thông tin tình báo về các mối đe dọa mới nhất được thống kê từ Bộ phận nghiên cứu FortiGuard Labs và từ cả hệ sinh thái rộng lớn gồm rất nhiều các đối tác trên khắp thế giới của chúng tôi” - Đại diện Fortinet cho biết.

Ngoài ra, chuyên gia Fortinet khuyến cáo tất cả các tổ chức cần nâng cao khả năng phòng thủ trước nguy cơ an ninh mạng đang gia tăng. Điều cần thiết lúc này là đặt hệ thống trong tư thế sẵn sàng, cập nhật đầy đủ các bản vá cho những giải pháp an ninh mạng cần thiết nhất, kiểm tra tổng thể hệ thống bảo mật để chủ động trước các tình huống tấn công có thể xảy ra. Việc xem xét lại và rút kinh nghiệm từ những bài học, kinh nghiệm phòng thủ an ninh mạng cơ bản cũng là việc làm cần thiết nên làm lúc này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала