Mục đích Việt Nam muốn nâng hạn thị thực điện tử lên 90 ngày

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Vũ Thành ĐạtKhách quốc tế dạo chơi khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Khách quốc tế dạo chơi khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2023
Đăng ký
Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì soạn thảo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Chính phủ nhấn mạnh, việc nâng thời hạn thị thực điện tử lên không quá ba tháng là để nhằm thúc đẩy đầu tư, kinh doanh, thu hút khách du lịch tại Việt Nam hiệu quả hơn, nhất là khách du lịch chất lượng cao từ các nước châu Âu, châu Mỹ chưa trong diện miễn thị thực.

Chính phủ lý giải vì sao nên nâng hạng visa điện tử lên 90 ngày

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ quốc hội liên quan đến dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Hà Nội đón Giáng sinh và Năm mới 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2023
BNG Việt Nam khẩn trương đề xuất Chính phủ mở rộng các nước được miễn thị thực
Dự kiến luật này sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 5. Trước đó Ủy ban Thường vụ quốc hội đã đề nghị Chính phủ bổ sung lập luận cụ thể, thuyết phục hơn về đề xuất quy định thời hạn thị thực điện tử từ không quá 30 ngày lên không quá 3 tháng (90 ngày), cũng như làm rõ đề xuất nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ không quá 15 ngày lên không quá 45 ngày.
Trong văn bản báo cáo tiếp thu, giải trình, Chính phủ cho biết qua thời gian triển khai cấp thị thực điện tử, từ giai đoạn thí điểm năm 2017 đến nay, số lượng người nước ngoài đề nghị cấp thị thực điện tử ngày càng tăng.
Tuy nhiên, do thời hạn thị thực điện tử với 30 ngày hiện nay còn ngắn, nên Việt Nam chưa thu hút được nhiều hơn người nước ngoài. Đặc biệt, người nước ngoài có nhu cầu nghỉ dưỡng hoặc khảo sát, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam tương đối dài ngày.
Do đó, Chính phủ đề xuất nâng thời hạn thị thực điện tử đến 3 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dường dài ngày của khách du lịch quốc tế từ thị trường xa.
“Quy định đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài muốn vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm kiếm, xúc tiến đầu tư”, Chính phủ nhấn mạnh.
Thêm nữa, các trường hợp có nhu cầu đi đến nhiều nước trong khu vực và quay lại Việt Nam để đánh giá, so sánh về khả năng mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam cũng sẽ dễ dàng hơn.
Theo Chính phủ, việc áp dụng thời hạn thị thực điện tử đến 3 tháng cũng phù hợp với thời gian lưu trú đối với những người nước ngoài chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại, người chào bán dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng như cam kết của Việt Nam tại các Hiệp định FTA.
“Việc cấp thị thực điện tử với những trường hợp này được thực hiện qua xét duyệt nhân sự từ trước”, Chính phủ lý giải, do đó, so với đơn phương miễn thị thực, chính sách giúp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sàng lọc đối với nhóm người chưa đủ điều kiện nhập cảnh, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về du lịch năm 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2023
Thêm nhiều quốc gia được miễn visa khi nhập cảnh Việt Nam

“Đòn bẩy”

Đối với việc nâng thời hạn tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày, Chính phủ giải trình rằng, qua các nghiên cứu về xu hướng du lịch, khách từ các thị trường xa như châu Âu đến Việt Nam thường theo kỳ nghỉ dài 15 ngày trở lên, hoặc chọn những chương trình du lịch nghỉ dưỡng, xuyên Việt và liên quốc gia.
Hiện nay, ngành du lịch định hướng thu hút khách nghỉ đường biển, lưu trú dài ngày để từng bước cạnh tranh với các nước trong khu vực về du lịch biển. Thực tế, các nước như Thái Lan, Singapore... đang áp dụng chính sách miễn thị thực với thời hạn tạm trú đến 45 ngày, 90 ngày.
Do đó, Chính phủ cho rằng, việc nâng thời hạn đơn phương miễn thị thực lên 45 ngày đạt mức trung bình trong khu vực, nâng cao tính cạnh tranh của Việt Nam.
Đồng thời, tạo thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch quốc tế, giúp họ chủ động thời gian, lịch trình tham quan, nghỉ dưỡng dài ngày ở Việt Nam.
“Chính sách mở cửa trong tiếp nhận người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam sẽ là “đòn bẩy” lớn để thu hút du lịch, đầu tư, hợp tác doanh nghiệp và nghiên cứu khoa học. Đây là những động lực quan trọng để phát triển nền kinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay và tương lai”, Chính phủ nhận định.

Đồng ý với đề xuất đơn phương miễn thị thực vào Việt Nam lên 45 ngày

Trong khi đó, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cũng đã có phiên họp toàn thể và nhất trí với quy định thị thực điện tử (ký hiệu EV) có giá trị nhiều lần thay vì chỉ có giá trị một lần như trước đây, nâng thời hạn thị thực điện tử từ không quá 30 ngày lên không quá 3 tháng.
Quốc hội cũng đồng thuận với Chính phủ rằng, việc quy định thị thực điện tử có giá trị nhiều lần sẽ tạo sự thuận lợi, chủ động cho người nước ngoài trong các lần nhập cảnh, xuất cảnh, góp phần giảm tải thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người nước ngoài cũng như đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế, người nước ngoài vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm kiếm, xúc tiến đầu tư nhiều hơn.
Tuy vậy, để bảo đảm tính thuyết phục, một số ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo báo cáo làm rõ cơ sở, căn cứ để quy định thời hạn không quá 3 tháng, có ý kiến đề nghị nâng thời hạn thị thực điện tử lên không quá 6 tháng.
Visa Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2023
Nga nới lỏng cấp thị thực cho công dân Việt Nam, cơ hội nào mở ra?
Đối với việc mở rộng diện cấp thị thực điện tử, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng quy định cho phép công dân 80/258 nước được cấp thị thực điện tử khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Việt Nam là “chưa tương xứng” với nhu cầu của khách nước ngoài và nhu cầu thu hút đầu tư, du lịch của Việt Nam. Do đó, việc mở rộng diện các nước, vùng lãnh thổ được cấp thị thực điện tử và mở rộng điều kiện áp dụng như dự thảo Luật là cần thiết, nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
Tuy nhiên, Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, đánh giá tác động của việc mở rộng diện, điều kiện cấp thị thực điện tử, thời hạn của thị thực điện tử, thời hạn cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài đến công tác quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam.
Ủy ban Quốc phòng và An ninh cũng nhất trí việc nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày.
Tuy nhiên, trong hồ sơ dự án Luật chưa làm rõ được cơ sở, căn cứ của đề xuất 45 ngày. Có ý kiến đề nghị nâng thời hạn tạm trú lên tối đa 60 ngày để linh hoạt hơn trong việc cấp chứng nhận tạm trú. Cơ quan thẩm tra cũng lưu ý, dự luật có một số ý kiến cho rằng hiện Việt Nam đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với 25 nước là thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực nên ảnh hưởng đến đầu tư, du lịch, nhất là khách du lịch dài ngày, chất lượng cao từ các nước châu Âu, châu Mỹ chưa trong diện miễn thị thực.
Do đó, còn một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13 theo hướng mở rộng hơn diện đơn phương miễn thị thực cho công dân các nước, vùng lãnh thổ và mở rộng điều kiện đơn phương miễn thị thực.
Theo Uỷ ban Quốc phòng và An ninh, cũng có đề xuất quy định cụ thể về hiệu lực thi hành, quy định chuyển tiếp đối với giấy tờ xuất nhập cảnh chưa có thông tin nơi sinh, các thủ tục nộp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành để không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của công dân Việt Nam và người nước ngoài.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала