TP.HCM được đề xuất làm 300-500 km metro ngầm, 45 triệu đô la cho 1km đường ống

© Ảnh : MAURĐoàn tàu metro chạy thử tại depot Long Bình
Đoàn tàu metro chạy thử tại depot Long Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2023
Đăng ký
Để phát triển giao thông công cộng ở TP.HCM, Viện Nghiên cứu và Phát triển (PDI) vừa đề xuất quy hoạch tổng thể hệ thống đường sắt đô thị ngầm (metro) dài khoảng 300-500 km.
Theo đề xuất, tổng phí đầu tư chưa tính nhà ga là 29 tỷ USD (khoảng 680.000 tỷ đồng) cho 500km, phủ kín vành đai 2 (bao quanh vùng lõi TP. HCM).
PDI tính toán, sơ bộ sẽ cần đầu tư 45 triệu USD/km đường ống cho hệ thống chạy ngầm dưới lòng đất khu vực nội thành trong Vành đai 3 (khoan ngầm, gia cố, lắp đặt ống bê tông, đường ray và hệ thống công nghệ điện, thông gió…).

Đề xuất làm 300-500 km metro ngầm ở TP.HCM

Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP. HCM vừa có văn bản chuẩn bị nội dung hội thảo “Các giải pháp quản lý phát triển hệ thống giao thông công cộng (TOD) trong quy hoạch xây dựng TP. HCM”.
Theo đó cho biết, Viện Nghiên cứu và Phát triển (PDI) đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu đề xuất phát triển hệ thống MRT theo định hướng mô hình TOD, tập trung vào phát triển hệ thống đường sắt đô thị của TP.HCM, cơ chế quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất quanh các nhà ga để tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng.
Tàu cao tốc Shinkansen - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2023
Hà Nội sẽ làm đường sắt tốc độ cao Hà Nội-Vinh, xây thêm 1 sân bay quốc tế
PDI cũng phân tích những bất cập, tồn tại trong phát triển giao thông công cộng TP.HCM và đề xuất dự án xây dựng hệ thống đường sắt đô thị đồng bộ cho vùng lõi TP.HCM trước năm 2035 kết hợp với chỉnh trang và phát triển đô thị hiệu quả theo mô hình TOD.
Cụ thể, Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển (PDI) đã đề xuất quy hoạch tổng thể hệ thống metro ngầm với chiều dài 300-500km. Tổng phí đầu tư chưa tính nhà ga là 29 tỷ USD (khoảng 680.000 tỷ đồng) cho 500km, phủ kín vành đai 2 (bao quanh vùng lõi TP. HCM).
“Hệ thống đường sắt đô thị ngầm sẽ có tổng chiều dài khoảng 300-500 km phủ kín Vành đai 2 cho vùng lõi thành phố, mỗi hướng tính từ trung tâm thành phố đi qua các khu vực đông dân cư đô thị cũ và mới; khoảng cách giữa các nhà ga từ 1-1,2 km”, Sở Quy hoạch và Kiến trúc cho biết về đề xuất của PDI.

45 triệu USD cho 1km metro ngầm

Theo PDI, tuyến metro ngầm sẽ có ba hợp phần. Hợp phần 1, đường hầm - đường ray dự kiến có đơn giá 45 triệu USD/km, dùng vốn nhà nước.
Theo tính toán sơ bộ, với suất đầu tư 45 triệu USD/km đường ống cho hệ thống chạy ngầm dưới lòng đất bao gồm: khoan ngầm, gia cố, lắp đặt ống bê tông, đường ray và hệ thống công nghệ (điện, thông gió...) thì tổng mức đầu tư 500km sẽ là 22,5 tỷ USD, có thể dùng cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất từ dự án để tạo nguồn thu cho hợp phần này.
Hợp phần 2, đầu máy toa xe - hệ thống điều hành, khái toán tổng chi phí đầu máy toa xe là 6,4 tỷ USD. Hợp phần này dùng vốn tư nhân, thu hồi vốn và lãi thuần túy từ phí bán vé (giá vé giả sử là 1-1,5 USD/hành khách).
Hợp phần 3, nhà ga - đô thị TOD sẽ dùng vốn tư nhân, mỗi TOD sẽ bao gồm nhà ga - đô thị vệ tinh. Trong đó có khu chung cư ở tầng trên, các dịch vụ công cộng: trường học, y tế; hoạt động thể thao, giải trí công cộng; trung tâm thương mại tổng hợp.
Nếu trên toàn tuyến chọn được 300 địa điểm để làm TOD thì diện tích bình quân mỗi TOD là 7,5ha. Xét chung, chi phí làm hợp phần 1 và 2 cho 500km có thể lên đến 29 tỷ USD (gần 680.000 tỷ đồng).
TP.HCM dự kiến sẽ khảo sát, điều chỉnh hướng tuyến, mạng lưới toàn thành phố, quy hoạch các TOD đến hết tháng 9/2023.
Đường sắt tốc độ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2023
Việt Nam nghiên cứu 2 phương án đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam
Sau đó, PDI sẽ triển khai thực hiện dự án từ tháng 1/2025 đến tháng 12/2035 với nhiều bước nếu được cơ quan chức năng thông qua.

Vì sao TP. HCM cần làm metro ngầm?

Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển, kinh nghiệm thế giới cho thấy các đô thị từ 1 triệu dân đều bắt buộc có hệ thống tàu điện ngầm nhằm giảm ùn tắc giao thông.
Trong khi đó, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì dự báo dân số TP năm 2030 là trên 11 triệu người, năm 2040 là 14 triệu người, năm 2050 là 24-25 triệu người.
“Như vậy, vùng thành phố sẽ cần khoảng 500km metro”, các chuyên gia nhận định.
Viện Nghiên cứu và Phát triển cho biết, việc phát triển metro dựa vào ODA lâu nay tồn tại nhiều bất cập như lãi suất vay được ưu đãi nhưng bị ràng buộc sử dụng công nghệ, thiết bị, nhà thầu của bên cho vay.
Đơn cử, năm tuyến - năm nhà tài trợ - năm công nghệ khác nhau dẫn đến không đồng bộ về công nghệ gây lãng phí chi phí vận hành, bảo trì và bảo dưỡng thiết bị.
“Phát triển các dự án ODA không xem xét đến kết nối các tiềm năng phát triển đô thị TOD gắn với nhà ga. Do đó, không tận dụng được các lợi thế của các dự án TOD để đấu giá đất trong quy hoạch tạo nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị thay vì TP phải đầu tư 100%”, PDI phân tích.
Theo tính toán sơ bộ của PDI, nếu thực hiện khoảng 300km -500 km hệ thống metro ngầm kết hợp với phát triển TOD (đô thị nén) thì có thể tạo thêm chỗ ở cho khoảng 6 triệu cư dân của thành phố. Tương đương sẽ có khoảng 1,5 triệu căn hộ đầy đủ tiện nghi, trong khu đô thị hiện đại với đầy đủ các dịch vụ, tiện ích liền kề gồm thương mại, giáo dục, giải trí, thể thao...
Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian đi lại mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho đa số người dân.
“Ngoài ra, chi phí xây nhà ga do các chủ đầu tư bất động sản xây dựng để được khai thác quỹ đất quanh nhà ga theo quy hoạch và chỉ cần bản quy hoạch tốt của thành phố để phát triển các đô thị vệ tinh bám sát theo các nhà ga”, PDI nêu quan điểm.

Vấn đề của TP.HCM là gì?

Thành ủy TP.HCM cho biết, đầu tư các dự án đường sắt đô thị theo hợp đồng PPP là hướng đi tất yếu nhưng thủ tục thực hiện dự án đầu tư đang khá phức tạp.
Để có thể thu hút được nhà đầu tư tham gia dự án metro theo hình thức PPP (đối tác công -tư), Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường cho biết, thành phố đã kiến nghị về cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng giao thông, thí điểm mô hình TOD gắn với quy hoạch đô thị vùng phụ cận các nhà ga thuộc các tuyến metro.
Thành phố đang kỳ vọng, nếu dự thảo nghị quyết mới về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM được Quốc hội thông qua, thì sẽ có cơ chế để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống đường sắt đô thị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc giữa Thường trực Chính phủ  với Ban Thường vụ Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2023
Chỉ một câu nói của Thủ tướng đã tiết lộ tầm quan trọng của kinh tế TP.HCM
Liên quan đến vốn đầu tư cho hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM, Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết, để hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị theo quy hoạch với 8 tuyến đường sắt đô thị, thành phố sẽ cần tổng số vốn 25,8 tỷ đô la.
Báo Pháp luật TP.HCM dẫn ý kiến của Kiến trúc sư Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP. HCM cũng cho rằng, nên hoàn thành mạng lưới 8 tuyến metro này trước.
Theo quy hoạch được duyệt, TP.HCM có tám tuyến metro (tổng chiều dài khoảng 220 km, tổng vốn đầu tư ước tính gần 25 tỷ USD).
“Nguyên tắc là chúng ta phải hoàn chỉnh mạng lưới tám tuyến này theo quy hoạch trước đã. Việc hoàn thiện 8 tuyến này để phủ đều hệ thống metro trên địa bàn TP, vì phủ đều metro mới hiệu quả chứ một hay hai tuyến chưa phát huy tốt. Sau đó chúng ta mới tính tới việc bổ sung metro ngầm hay dự án gì sau đó qua cơ sở nghiên cứu, xác định quy hoạch rõ ràng”, ông Mười nêu ý kiến.
Còn TOD thì ngay từ bây giờ, theo chuyên gia, thành phố phải có kế hoạch khoanh vùng từng trạm, ga metro để phát triển. Khu vực nào có đất trống thì đầu tư trước, còn khu vực nào đã có công trình - nhà cửa thì quản lý như thế nào để phù hợp cho việc đầu tư TOD sau này.
Về mặt kỹ thuật, làm metro ngầm không có gì khó khăn, thậm chí làm xuyên qua tòa cao ốc vẫn được. Chỉ có điều làm ngầm sẽ tốn kém hơn.
“Tôi thấy với chi phí quá lớn khi làm 300-500 km ngầm thì có thể không khả thi so với tình hình nguồn vốn còn khó khăn như hiện nay”, kiến trúc sư nhận định.
TS Phạm Trần Hải, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho rằng, TOD quan trọng nhất là ở các ga metro. Khi có ga thì mô hình TOD sẽ phát triển đô thị xung quanh đó. Tiếp đó chính là khâu tổ chức không gian của nhà ga. Ga metro ở khu vực trung tâm thì thường là ga ngầm, còn các ga phía ngoài (không phải trung tâm) thì thường là ga nổi. Chi phí làm ga nổi sẽ thấp so với làm ga ngầm.
“Theo tôi, mô hình phát triển đô thị theo TOD thì cần lưu ý tới Luật Đất đai và những quy định của luật này vì một trong những giá trị quan trọng nhất của mô hình là giá trị gia tăng từ đất”, TS. Phạm Trần Hải lưu ý.
Thông tin tại hội thảo mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) và quan hệ đối tác công tư (PPP) cho hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM, đại diện MAUR thông tin, các nguồn vốn xây dựng các tuyến metro chủ yếu đến từ đầu tư công và vốn vay ODA, trong đó vốn ODA khoảng 6,5 tỷ đô la (đạt khoảng 23%).
Thực tế, vốn ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu để đạt mục tiêu xây dựng hạ tầng nói chung và hạ tầng TP.HCM nói riêng giai đoạn 2021-2025.
Theo thống kê của MAUR, trong trường hợp nhà đầu tư chủ động đề xuất thực hiện dự án, quy trình thực hiện gồm 52 bước, chia thành 4 giai đoạn; trường hợp hợp chủ đầu tư đề xuất và thực hiện nghiên cứu báo cáo tiền khả thi, sau đó lập kế hoạch khảo sát, kêu gọi nhà đầu tư tham gia thì rút ngắn còn 48 bước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала