Có gì trong 95 phút hội đàm giữa Chủ tịch nước Việt Nam và Tổng thống Hàn Quốc?

© Ảnh : TTXVN - Hoàng Thống NhấtChủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chứng kiến lễ trao đổi các văn kiện hợp tác
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chứng kiến lễ trao đổi các văn kiện hợp tác - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2023
Đăng ký
Ngày 23/6, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có cuộc hội đàm cấp cao với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Yoon tới Việt Nam trong 3 ngày, từ 22-24/6.
Việt Nam và Hàn Quốc nhất trí tăng cường mở rộng hợp tác kinh tế, an ninh, quốc phòng sau cuộc hội đàm thành công của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Yoon Suk Yeol.

“Tôi và Tổng thống Yoon Suk Yeol có cuộc hội đàm rất thành công và đạt nhiều nhận thức chung quan trọng. Sau hơn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã thực sự trở thành những đối tác quan trọng hàng đầu của nhau”, - Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu.

Hàn Quốc xích gần Việt Nam, Seoul và Hà Nội đã nhất trí những gì?

Lúc 9 giờ 15 phút (giờ Việt Nam) ngày 23/6, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-Yeol đã có cuộc hội đàm thượng đỉnh kéo dài 95 phút với Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng tại Hà Nội.
Ngay sau buổi hội đàm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cùng với đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã chứng kiến các cơ quan hữu quan hai phía trao đổi 17 văn kiện hợp tác đã ký kết trên các lĩnh vực.
Sau đó, hai nhà lãnh đạo đã có thông tin báo chí về kết quả cuộc hội đàm, trong đó nhấn mạnh, trên tinh thần Đối tác chiến lược toàn diện, hai phía thống nhất về một số định hướng lớn thúc đẩy quan hệ song phương trong thời gian tới.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhất trí với Tổng thống Yoon Suk Yeol tiếp tục thúc đẩy về chính trị - đối ngoại, duy trì thường xuyên giao lưu, tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2023
Tổng thống Hàn Quốc và phu nhân bắt đầu chuyến thăm Việt Nam
Hai bên nhất trí nhận thức chung về việc cần cụ thể hóa khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thúc đẩy hợp tác thực chất, chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết, về kinh tế, thương mại và đầu tư, hai bên sẽ nỗ lực đưa hợp tác kinh tế lên cấp độ mới, sâu sắc và hiệu quả hơn.
Đồng thời, Việt Nam và Hàn Quốc phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD, hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD năm 2030 theo hướng cân bằng, bền vững.
“Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư mới và mở rộng quy mô đầu tư, đặc biệt trong những lĩnh vực ưu tiên như công trình trọng điểm quốc gia và các dự án BOT xây dựng nhà máy nhiệt điện, điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), sản xuất thiết bị điện tử công nghệ cao, chất bán dẫn, dữ liệu lớn, công nghệ sinh học, đô thị thông minh, chuyển giao công nghệ nguồn cho Việt Nam”, - Chủ tịch nước bày tỏ.

Việt Nam mở rộng hợp tác quốc phòng và kinh tế với Hàn Quốc

Về hợp tác phát triển (ODA), hai bên đồng ý tiếp tục hợp tác chặt chẽ triển khai hiệu quả các khoản hỗ trợ ODA của Hàn Quốc cho Việt Nam.
Đồng thời, Hàn Quốc nhất trí mở rộng quy mô viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, đặc biệt là về R&D, đổi mới sáng tạo.
Cùng với đó, hai bên vui mừng trước việc ký kết Thỏa thuận hợp tác Quỹ Xúc tiến kinh tế Hàn Quốc (EDPF) trị giá 2 tỷ USD để triển khai các dự án quy mô lớn về phát triển lĩnh vực giao thông, hạ tầng đô thị Việt Nam.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng hoan nghênh việc ký kết gia hạn Bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động sang làm việc tại Hàn Quốc (EPS), nhất trí tạo điều kiện thuận lợi trong việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký cư trú và cấp phép lao động cho chuyên gia và người lao động của nước này tại nước kia.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Tư lệnh Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Yoon Heegeun trao đổi Biên bản cuộc họp về tăng cường hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2023
Hàn Quốc chuyển giao tàu tuần tra cho Bộ Công an Việt Nam
Về an ninh, hai bên nhất trí tiếp tục ủng hộ lập trường của ASEAN về bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.
Việt Nam cũng bày tỏ sự quan tâm và luôn theo dõi sát tình hình bán đảo Triều Tiên, sẵn sàng thúc đẩy và tham gia tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc cho biết, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác chiến lược trong lĩnh vực ngoại giao, an ninh.
“Việt Nam và Hàn Quốc sẽ cùng nỗ lực làm sâu sắc hơn quan hệ chiến lược với việc nhất trí thiết lập mới cơ chế hội đàm định kỳ giữa Bộ trưởng Ngoại giao song phương theo sự nhất trí cơ chế hội đàm định kỳ giữa Bộ trưởng Quốc phòng song phương mới đây”, - Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh.
Chính phủ Hàn Quốc khẳng định sẽ tích cực hỗ trợ nâng cao năng lực an ninh, trật tự trên biển của Việt Nam theo bản ghi nhớ về an ninh biển vừa được ký kết lần này.
Hàn Quốc cũng mở rộng hợp tác công nghệ quốc phòng với Việt Nam, dựa trên sự tin cậy chính trị giữa hai nước đang ngày càng được củng cố.
Đáng chú ý, hai bên cũng thống nhất tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng khoáng sản, với nhận thức chung về tiềm năng hợp tác giữa hai bên trong hoạt động khai thác nguồn đất hiếm phong phú tại Việt Nam.
Đồng thời, Việt Nam và Hàn Quốc thống nhất xây dựng nền tảng hợp các chuỗi cung ứng khoáng sản cốt lõi bằng cách xây dựng Trung tâm chuỗi cung ứng khoáng sản cốt lõi.
Tại cuộc họp báo, hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy mở rộng giao lưu văn hóa, giáo dục, du lịch, tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau trong các tầng lớp xã hội; tạo điều kiện thuận lợi cho công dân của nhau.
Đồng thời, tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa các địa phương, chương trình gặp gỡ Hàn Quốc (Meet Korea). Chính phủ Hàn Quốc mở rộng hỗ trợ đào tạo tiếng Hàn Quốc tại Việt Nam và chương trình học bổng Chính phủ Hàn Quốc nhằm tăng cường giao lưu thế hệ tương lai, thế hệ sẽ dẫn dắt mối quan hệ hai nước.
Theo Tổng thống Yoon Suk Yeol, Hàn Quốc sẽ hỗ trợ các khoản viện trợ không hoàn lại với quy mô 200 triệu USD giai đoạn 2024-2027 cho các lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục, chuyển đổi số…
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2023
Tổng thống Hàn Quốc cùng phái đoàn 205 doanh nghiệp sắp thăm Việt Nam
Đặc biệt, Hàn Quốc còn có kế hoạch hỗ trợ nghiên cứu chung giữa hai nước với quy mô 30 triệu USD trong 10 năm tới, tập trung đổi mới khoa học công nghệ của Việt Nam.
Hai phía nhất trí Hàn Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiếp cận công nghệ lõi, công nghệ hiện đại; triển khai giai đoạn 2 của Dự án Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST), một biểu tượng hợp tác phát triển hướng đến tương lai giữa hai nước.
Tổng thống Yoon Suk Yeol nhấn mạnh, Việt Nam là đối tác trọng tâm trong việc triển khai chiến lược Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương và sáng kiến Hàn Quốc-ASEAN vì hòa bình và thịnh vượng.
Ông Yoon cũng cho biết đã nhất trí với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam nhằm thúc đẩy mối quan hệ ASEAN - Hàn Quốc và hợp tác Mekong - Hàn Quốc.

Hàn Quốc tăng cường tiếp nhận lao động Việt Nam

Hôm nay, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Việc làm và Lao động Hàn Quốc Lee Jung Sik ký và trao Bản Ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS).
Nội dung Chương trình EPS được ký lần này về cơ bản tương tự các bản MOU đã ký trước đây, trong đó đề cập trách nhiệm của cơ quan phái cử và tiếp nhận, những chi phí phái cử, quy trình tuyển chọn, giới thiệu và ký hợp đồng với các ứng viên.
Bản ký kết lần này cũng quy định các công tác chuẩn bị trước khi đi, hỗ trợ quá trình phái cử và tiếp nhận lao động, các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động hết hạn hợp đồng nhưng không tự nguyện về nước.
Bản ký kết đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan liên quan của cả hai phía Việt Nam và Hàn Quốc trong việc thực hiện Chương trình EPS. Bản Ghi nhớ có hiệu lực 2 năm kể từ ngày ký và vẫn có hiệu lực trong thời gian đàm phán gia hạn mới.
Hàn Quốc đã trở thành một trong những thị trường lao động trọng điểm, thu hút nhiều lao động Việt Nam sau 30 năm. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam cùng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã không ngừng mở rộng các hoạt động hợp tác toàn diện trong lĩnh vực lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp trong những năm qua.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2023
Quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam - Hàn Quốc đang diễn ra hết sức tốt đẹp
Hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc chính thức bắt đầu từ năm 1993 thông qua chương trình hợp tác cung ứng và sử dụng lao động. Ở tình huống hiện tại, những năm gần đây, do già hóa dân số, Hàn Quốc ngày càng thiếu hụt nhân lực nhất là trong các ngành công nghiệp sản xuất chế tạo, đóng tàu, công nghệ thông tin, nông nghiệp chăn nuôi, thu hoạch rau quả, thủy sản đánh bắt cá, du lịch, dịch vụ bán lẻ, điều dưỡng, giúp việc nhà.
Chính phủ Hàn Quốc đang tích cực điều chỉnh chính sách để thu hút nhiều nhân lực nước ngoài như tăng hạn ngạch theo Chương trình EPS, kéo dài thời gian làm việc đối với lao động nông nghiệp thời vụ, mở rộng tiếp nhận nhân lực trong ngành đóng tàu với các điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động.
Đối với người lao động Việt Nam, Hàn Quốc là thị trường có thu nhập cao, gần gũi về văn hóa nên thu hút nhiều lao động lựa chọn sang làm việc.
Tính đến 1/6/2023 có 48.950 lao động Việt Nam đang làm việc tại thị trường Hàn Quốc (tăng 9.300 người so với cùng kỳ năm 2022).
Thu nhập bình quân của người lao động từ 1.500 - 2.000 USD/tháng. Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Việt Nam, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã nhiều lần ký Thỏa thuận hợp tác vào các năm 2004, 2009, 2013, 2019 và 2021.
Hai Bộ đã thiết lập quan hệ đối tác trung, dài hạn và tiếp tục mở rộng các hoạt động hợp tác toàn diện trong lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội.
Năm 2003, Quốc hội Hàn Quốc phê duyệt Luật cấp phép cho lao động nước ngoài (Chương trình EPS), có hiệu lực từ ngày 01/8/2004, mở ra cơ hội cho nhiều lao động Việt Nam có trình độ sang làm việc tại Hàn Quốc.
Với sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa hai Bộ, Chương trình EPS đã được triển khai thực hiện một cách hiệu quả, công bằng, khách quan, minh bạch mang lại nhiều việc làm có thu nhập cao cho người lao động Việt Nam cũng như đóng góp vào sự phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc, làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia và góp phần nâng mối quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk - yeol tại buổi hội đàm
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2022
Tổng thống Hàn Quốc và Việt Nam nhất trí hợp tác chiến lược
Theo TTXVN, tính đến ngày 19/6/2023, Việt Nam đã phái cử hơn 5.423 lao động sang Hàn Quốc và dự kiến cả năm 2023 phấn đấu đạt mục tiêu 10.000 lao động xuất cảnh sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Hiện đã có trên 33.500 người lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
Trong năm 2023, hai bên đã phối hợp tổ chức kỳ thi tiếng Hàn cho 23.381 lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc - đây là kỳ thi có số lượng đăng ký lớn nhất trong 10 năm trở lại đây, trong đó có 19.201 lao động đăng ký trong ngành sản xuất chế tạo; 2.557 lao động đăng ký ngành ngư nghiệp; 1.281 lao động đăng ký ngành nông nghiệp, 342 lao động đăng ký ngành xây dựng.
Hai bên cũng đang phối hợp với các trường dạy nghề tiến hành tuyển chọn 300 lao động có tay nghề hàn, đây là dự án thí điểm được triển khai trong các năm 2018, 2020, 2022.
Đáng chú ý, năm nay, theo đề nghị của Việt Nam phía Hàn Quốc cấp chỉ tiêu gấp 5 lần so với năm 2022.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала