Văn hóa ‘chốt đơn’, ‘hưởng thụ’ khiến giới trẻ Việt cạn tiền

© Ảnh : Pixabay/Gonghuimin468Túi giấy.
Túi giấy. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hiện nay với mức lương động từ 10 triệu đồng - 30 triệu đồng/tháng, không ít các bạn trẻ Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng “chưa hết tháng đã hết tiền”, tiếp tục sống bằng thẻ tín dụng. Một số còn không có khoản tiết kiệm nào do “cạn tiền” vì chi cho các sở thích cá nhân.

‘Vì sống có một lần’

Dành 30% lương hàng tháng để tiết kiệm, nhưng Diệu Linh (26 tuổi) rất hay rơi vào tình trạng “cháy ví” khi chưa hết tháng. Cô quan niệm rằng, cuộc sống cần phải biết cách hưởng thụ.

“Mặc dù cắt 30% lương để tiết kiệm nhưng mỗi tháng mình vẫn hết tiền rất nhanh. Khoản tiết kiệm của mình cũng chẳng còn mấy vì cứ thiếu là rút ra tiêu. Mình nghĩ sống chỉ có một lần nên phải làm những gì mình muốn”, Diệu Linh chia sẻ với Sputnik.

Giới trẻ Việt Nam: Thanh toán không tiền mặt mới là “chân ái”  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2023
Giới trẻ Việt Nam: Thanh toán không tiền mặt mới là “chân ái”
Vào các đợt khuyến mãi trên sàn thương mại điện tử, Diệu Linh thường xuyên là người “săn sale” với giỏ hàng trung bình lên đến 2 triệu đồng - 3 triệu đồng/lần, đặc biệt có giỏ hàng lên tới gần 10 triệu đồng. Cô cho biết:

“Những lúc săn sale mà hết tiền thì mình dùng thẻ tín dụng để trả cho các đơn hàng đó. Sang tháng mình sẽ thanh toán sau. Nhưng mình hay bị chậm thanh toán hoặc chưa trả hết lần thanh toán trước, mình đã quẹt thẻ cho lần thanh toán sau”.

Không nghiện săn sale, Hoàng Nam (23 tuổi) cũng gặp phải tình trạng trên nhưng nguyên nhân lại đến từ việc giải tỏa căng thẳng. Anh Hoàng Nam tâm sự:

“Thường nhận lương là tôi cất luôn một khoản để tiết kiệm, chỉ tiêu chỗ còn lại. Nên nếu có hết tiền cuối tháng thì do tháng đó tôi chơi nhiều hơn dự tính. Chắc do stress sẽ dễ tiêu tiền hơn”.

Do ở cùng bố mẹ nên Hoàng Nam không quản lý quá sát sao việc chi tiêu. Anh cho biết, nếu hết tiền tháng đó có thể dùng thẻ tín dụng hoặc mượn tạm của bố mẹ.
phẫu thuật thẩm mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2023
Mạng xã hội đẩy giới trẻ Việt ‘nghiện’ thẩm mỹ ‘rẻ’ ra sao?

Thẻ tín dụng: Con dao hai lưỡi?

Trao đổi với Sputnik, chuyên gia tài chính cá nhân của một ngân hàng tại Việt Nam cho biết, giới trẻ hiện nay, đặc biệt là gen Z có xu hướng chi tiêu phóng khoáng hơn so với các thế hệ gen Y và gen X. Các mặt hàng điện tử, công nghệ, y tế và sức khỏe thường nằm trong danh sách ưu tiên của gen Z.

“Người Việt trẻ phần lớn sẽ không quan tâm tới quản lý tài chính cá nhân cho tới khi trải qua những sự cố trong cuộc sống. Ví dụ như thất nghiệp bị động, người thân trong gia đình đi viện và bản thân là người chịu trách nhiệm về tài chính trong hoàn cảnh đó v.v. Tuy nhiên, hiện nay bạn trẻ được tiếp cận với tài chính cá nhân hơn so với thế hệ 7x và 8x, từ đó tận dụng được việc sử dụng thẻ tín dụng trong chi tiêu”, chuyên gia này phân tích.

Thẻ ngân hàng của hệ thống thanh toán quốc tế VISA và MasterCard - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2023
Chính thức triển khai nghị quyết hỗ trợ khách hàng vay tiêu dùng
Thẻ tín dụng hiện được coi là “cứu cánh” cho các bạn trẻ mỗi lần hết tiền trước hạn. Anh Hoàng Nam chia sẻ với Sputnik:

“Tôi có dùng thẻ tín dụng nhưng luôn trả tất cả vào ngày nhận lương nên không bao giờ để nợ. Thẻ tín dụng khá hữu ích với những tuần cuối tháng mà sắp hết tiền, có thể chi trước rồi trả sau”.

Anh Hoàng Nam cũng lưu ý, thẻ tín dụng là “con dao hai lưỡi” nếu không biết quản lý chi tiêu. Thẻ tín dụng sẽ trở thành số nợ lớn mà hàng tháng bạn phải trả.
Những hình ảnh sống động nhất trong tuần. Từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2023
Kì thủ nhí đưa Việt Nam lên vị trí số 1 tại Giải vô địch trẻ cờ vua nhanh và chớp thế giới 2023

Làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân?

Theo chuyên gia phân tích tài chính Nguyễn Thành Long, TK Venture, cho biết việc quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để các bạn trẻ có thể tự chủ được cuộc sống của mình. Ngoài ra, nên tìm hiểu về các hình thức đầu tư phù hợp.

“Một cá nhân chỉ nên đầu tư sau khi đáp ứng đủ các nhu cầu sinh hoạt cơ bản, cũng như các nhu cầu tích luỹ. Bên cạnh đó, mức độ chấp nhận rủi ro và cân đối lợi nhuận của mỗi người mỗi khác nên việc đầu tư sẽ phải thay đổi tuỳ vào từng cá nhân”, vị chuyên gia cho biết.

Cổ phiếu - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2023
Chứng khoán Việt Nam hồi phục mạnh sau một năm tồi tệ nhất thế giới
Chuyên gia trên cho biết, hiện có 6 hình thức đầu tư tài chính cá nhân phổ biến, bao gồm gửi tiết kiệm, mua bán vàng, bất động sản, chứng khoán, ngoại hối, trái phiếu.

“Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về loại hình đầu tư mà mình chọn. Mỗi loại hình đầu tư đều có những đặc điểm riêng. Ví dụ, chứng khoán có lợi nhuận cao nhưng rủi ro lớn. Trong khi đó bất động sản lại có tính thanh khoản thấp, còn trái phiếu doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn trong việc trả nợ”, ông Long khuyến cáo.

Để quản lý tài chính cá nhân một cách thành công, các bạn trẻ nên biết tạo thêm nhiều nguồn thu nhập thụ động phù hợp bên cạnh tiết kiệm hàng tháng. Đồng thời thiết lập bảng chi tiêu cá nhân để theo dõi, điều chỉnh nhu cầu của bản thân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала