Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Khó có thể xảy ra một cuộc đụng độ Trung - Ấn trên Biển Đông

© AP Photo / Jin LiangkuaiСông ty CNOOC của Trung Quốc ở Biển Đông.
Сông ty CNOOC của Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2023
Đăng ký
Việc liên doanh với Việt Nam để thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông giúp Ấn Độ chia sẻ lợi ích với Việt Nam, giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn hydrocarbon khác và phát huy ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Nam Á trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược toàn cầu với Mỹ, phương Tây và cả với Trung Quốc.
Công ty ONGC Videsh của Ấn Độ đã nhận được lời đề nghị của Việt Nam về việc gia hạn tới năm 2026 công việc thăm dò địa chất tại Lô 128, nằm trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Đó là một phần thềm lục địa Việt Nam đang tranh chấp, nằm trong ranh giới của cái gọi là “đường chín đoạn” - phần lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Ấn Độ tiếp tục tham gia vào các cuộc đàm phán ngoại giao khó khăn với Trung Quốc về phân định lãnh thổ ở Biển Đông, nơi giàu tài nguyên dầu khí. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đang diễn ra trong điều kiện cực kỳ khó khăn, vì Trung Quốc đã tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực và sẽ không từ bỏ các yêu sách lãnh thổ của mình.
Liệu Ấn Độ có khả năng đụng độ với Trung Quốc ở Biển Đông hay không và vì sao? Phóng viên Sputnik đã có cuộc trao đổi về chủ đề này với nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế nổi tiếng, Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An.

Khu vực mà Việt Nam và Ấn Độ liên doanh khai thác là khu vực nằm hoàn toàn trong vùng EEZ của Việt Nam

Sputnik: Theo oilcapital.ru, Công ty ONGC Videsh của Ấn Độ đã nhận được lời đề nghị của Việt Nam về việc gia hạn tới năm 2026 công việc thăm dò địa chất tại Lô 128, nằm trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Ông có bình luận gì về thông tin này?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm:
Ấn Độ là quốc gia có diện tích lớn thứ 7 thế giới nhưng không phải là cường quốc dầu mỏ. Các mỏ dầu chủ yếu của Ấn Độ nằm ở các khu vực Rajasthan, Gujarat và lưu vực sông Krishna Godavari chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu dầu thô cho quốc gia có dân số trên 1,4 tỷ người. Hàng năm, Ấn Độ phải nhập khẩu tới 70% lượng dầu thô với đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Từ những năm cuối cùng của thế kỷ XX, thay vì nhập dầu thô từ các nguồn Nga, Trung Đông, Châu Mỹ Latinh.v.v… Ấn Độ bắt đầu đầu tư liên kết, hợp tác với các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn để khai thác và chia sẻ lợi nhuận, trong đó có Việt Nam.
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2023
Biển Đông
Việt Nam theo dõi sát tàu Hướng Dương Hồng 10 trên Biển Đông
Khu vực mà Việt Nam và Ấn Độ liên doanh khai thác là khu vực nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS-1982). Cả Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc đều là thành viên tham gia UNCLOS-1982 nên mọi yêu sách của Trung Quốc đòi chủ quyền ở vùng mà Trung Quốc gọi là “vùng nước lịch sử” đều trái với các quy định của UNCLOS-1982. Hơn nữa, những yêu sách của Trung Quốc đã bị Tòa Trọng tài quốc tế PCA tại Le Hager (Hà Lan) bác bỏ trong vụ kiện của Philippines năm 2016 nên phía Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi chủ quyền của họ trong “đường lưỡi bò”. Mọi tuyên bố và hành động của Trung Quốc nhằm vào sự hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí giữa Việt Namvà Ấn Độ đều là sự vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Namvà Ấn Độ.

Những con số có độ tin cậy không cao

Sputnik: Xung đột lãnh thổ trong khu vực đã kéo dài trong nhiều thập kỷ. Ngoài Ấn Độ và Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Indonesia đang tích cực tham gia vào cuộc xung đột này. Hoa Kỳ ước tính trữ lượng hydrocarbon ở Biển Đông là 11 tỷ thùng dầu và 190 tỷ mét khối khí tự nhiên, trong khi các chuyên gia Trung Quốc tin rằng khoảng 230 tỷ thùng dầu và 16 nghìn tỷ mét khối khí tập trung tại đây.
Ông có bình luận gì về những con số nói trên?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm:
Cần lưu ý rằng những con số về trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông mà các bên Mỹ và Trung Quốc đưa ra đều dựa trên các tiêu chí khác nhau. Con số mà phía Trung Quốc đưa ra khoảng 230 tỷ thùng dầu và 16 nghìn tỷ mét khối khí là số liệu ước tính trữ lượng. Con số mà Mỹ đưa ra khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 tỷ mét khối khí tự nhiên là trữ lượng nằm trong khả năng có thể khai thác được. Còn số liệu từ Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ước tính thì trong lòng Biển Đông có trữ lượng chưa khai thác khoảng 5 đến 22 tỷ thùng dầu và 2.000 đến 8.200 tỷ mét khối khí tự nhiên. Biên độ rất rộng của các số liệu ước tính cho thấy độ tin cậy của chúng không cao.

Ấn Độ cũng muốn phát huy ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Nam Á

Sputnik: Trên thực tế, Tập đoàn dầu khí nhà nước Ấn Độ (ONGC) đã phối hợp với Công ty Cổ phần Hàng hải Dầu khí Hải Dương (HADUCO) của Việt Nam hình thành Công ty liên doanh Videsh Ltd (OVL) để thăm dò và khai thác dầu khí tại Lô số 128 từ năm 2006. Theo ông, ngoài mục đích kinh tế thì Ấn Độ còn có những mục đích địa chính trị hay không?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm:
Tháng 7/2012, phía đối tác Ấn Độ đã “phớt lờ” cảnh báo của Bắc Kinh rằng hành động đó xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc với cam kết tiếp tục hợp tác với đối tác là Tổng Công ty dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) nhằm triển khai tiếp hợp đồng thăm dò khai thác thêm một vài năm nữa. Tháng 6/2023, hai bên đã thỏa thuận tiếp tục gia hạn Nghị định thư hợp tác khai thác dầu mỏ giữa Ấn Độ và Việt Nam trên Biển Đông đến năm 2026.
Là một cường quốc trong khối các nền kinh tế mới nổi BRICS, Ấn Độ cũng muốn phát huy ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Nam Á trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược toàn cầu với Mỹ, phương Tây và cả với Trung Quốc, nước đã lấn át ảnh hưởng của họ tại khu vực này hàng nghìn năm về trước. Việc liên doanh với Việt Nam để thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông sẽ giúp Ấn Độ chia sẻ lợi ích với Việt Nam, giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn hydrocarbon đến từ Nga, Trung Đông, Venezuela trong điều kiện cuộc cạnh tranh địa chính trị toàn cầu luôn tạo ra nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguồn nhiên liệu quan trọng bậc nhất này.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2023
Biển Đông
Căng thẳng với Trung Quốc, Philippines quay sang hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông
Ấn Độ vốn có truyền thống quan hệ tốt đẹp với Việt Nam từ khi cả hai nước đều giành được độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong những năm 1950-1990, Chính quyền Ấn Độ do các thủ tướng Jawaharlal Nehru, Indira Gandi, Rajip Gandi đã xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Cả hai nước đều là thành viên quan trọng của Tổ chức các nước không liên kết. Cho đến hiện nay, Ấn Độ là một trong các đối tác mạnh nhất của Việt Nam về thăm dò và khai thác dầu khí với công nghệ giàn khoan nước sâu hiện đại vào tốp đầu thế giới.
Khác với các cường quốc nhu Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ tuy tham gia cả hai bên, vừa là thành viên của nhóm QUAD (Đối thoại Tứ giác An ninh hay là Bộ tứ Kim cương), vừa là thành viên của khối BRICS (Nhóm các nền kinh tế mới nổi) nhưng luôn giữ vai trò trung lập. Mặc dù là quốc gia sở hữu cả vũ khí hạt nhân và công nghệ vũ trụ nhưng Ấn Độ không có nhu cầu bành trướng lãnh thổ hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Mọi cố gắng của Ấn Độ đều tập trung vào việc phòng thủ quốc gia, bảo đảm an ninh đối nội và đối ngoại cũng như phát triển kinh tế để duy trì và nâng cao đời sống cho hơn 1,4 tỷ người.

Khả năng đụng độ giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên Biển Đông là rất thấp

Sputnik: Liệu Ấn Độ và Trung Quốc có khả năng đụng độ thực sự về tài nguyên ở Biển Đông hay không?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm:
Hợp tác liên doanh Việt - Ấn về khai thác dầu khí từng bị ảnh hưởng nhất định từ tranh chấp biên giới Trung - Ấn. Nhưng trong tình thế hiện tại, khi ngọn lửa xung đột biên giới Trung - Ấn tại khu vực dãy Himalaya lắng xuống và cả hai quốc gia đều lấy đại cục làm trọng trước sự đe dọa mở rộng NATO sang Tây Thái Bình Dương thì khó có thể xảy ra một cuộc đụng độ Trung - Ấn trên Biển Đông.
Vấn đề tiếp theo là trên Biển Đông hiện có nhiều quốc gia, công ty xuyên quốc gia, công ty liên doanh cũng thăm dò, khai thác dầu khí trên vùng EEZ của các nước ven Biển Đông. Trong đó, Petro Việt Nam hợp tác với Exxon Mobil của Mỹ, với Russneft và Gazprom của Nga, với Total của Pháp, BP của Anh và nhiều công ty dầu mỏ của Qatar, Kuwait, UAE.v.v…
Công ty Dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas) cũng có nhiều liên doanh khai thác dầu khí với nhiều nước trên thế giới như Công ty Dầu khí quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) của UAE. Petroleum BRUNEI hợp tác với hãng Shell của Hà Lan. Tập đoàn dầu khí quốc gia Philippine (PNOC) liên doanh với Shell và Chevron.Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Pertamina của Indonesia thì hợp tác với nhiều đối tác lớn như Chevron, Total, Conoco Philiips, Exxon Mobil, BP với cả CNOOC của Trung Quốc và KNOC của Hàn Quốc.v.v…
Tàu BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2023
Biển Đông
Cuối tuần đen tối ở Biển Đông
Có thể nói, hầu hết các “ông lớn” trên thế giới về hydrocarbon đều có mặt tại Biển Đông. Với mật độ dày đặc các dàn khoan dầu trên Biển Đông hiện nay của nhiều quốc gia buộc các bên có lợi ích về dầu khí tại vùng biển này phải hết sức kiềm chế, kể cả Trung Quốc.
Ngoài ra, còn phải kể đến con đường hàng hải chiến lược trên Biển Đông là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ 2 của thế giới. Mỗi ngày có khoảng 150-200 tàu các loại qua lại biển Đông, trong đó khoảng 50% tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Gần 50% tổng số tàu chở dầu đi qua biển Đông, lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. Khu vực biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt, eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ 2 thế giới (chỉ sau eo biển Hormuz).
Vì vậy, khả năng đụng độ giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên Biển Đông là rất thấp.
Sputnik: Chân thành cảm ơn ông vì những phân tích chặt chẽ, logic và thông tin bổ ích.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала