Việt Nam không đơn độc trong cuộc đối đầu với Trung Quốc tại châu Á

© AFP 2023 / STRBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2023
Đăng ký
Trong nhận định chung phản ánh hôm nay trên báo chí nước ngoài có hai «trọng điểm».
Hàng loạt ấn phẩm từ các nước khác nhau đã viết về phản ứng của Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Philippines và Đài Loan trước việc CHND Trung Hoa công bố bản đồ mới, phản ánh yêu sách của Trung Quốc về lãnh thổ. Và trước ngưỡng chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Việt Nam ngày 10 tháng 9 sau hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Ấn Độ, nhiều phương tiện truyền thông nói về mục đích chuyến công du và khả năng nâng tầm quan hệ Việt – Mỹ lên mức cao hơn.
Và trong bài tổng quan truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài», chúng tôi sẽ nói cả về vấn đề giới tính, diễn biến kinh tế và hình ảnh Việt Nam trong cái nhìn của du khách nước ngoài.

Bản đồ Trung Quốc không có hiệu lực

Hôm thứ Hai, Bắc Kinh đã công bố cái mà họ gọi là «Bản đồ tiêu chuẩn của Trung Quốc năm 2023». Như bài viết trên The Diplomat, từ «đường chín đoạn» đã thêm vào «đường mười đoạn» ở phía đông đảo Đài Loan. Hà Nội tái khẳng định lập trường kiên định về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tuyên bố «bác bỏ mạnh mẽ mọi yêu sách hàng hải của Trung Quốc dựa trên đường đứt đoạn như thể hiện trong bản đồ nói trên là vô giá trị, vi phạm luật pháp quốc tế”. Số lượng các vụ xâm nhập của Trung Quốc vào vùng biển mà Hà Nội tuyên bố là của Việt Nam đã gia tăng. Cụ thể, ngày 28 tháng 8, tàu Trung Quốc dùng vòi rồng áp lực cao bắn vào tàu cá Việt Nam trên Biển Đông khiến 2 ngư dân bị thương.
Malaysia tuyên bố rằng bản đồ bao gồm cả vùng biển của Malaysia và «đối với Malaysia thì bản đồ đó không có hiệu lực» đồng thời gửi công hàm phản đối tới Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa. Philippines cũng phản bác bản đồ mới của Trung Quốc, cả Đài Loan mà Bắc Kinh gọi là “tỉnh ly khai” cũng phản đối. Còn Ấn Độ đã đệ đơn phản đối Bắc Kinh vì bản đồ thể hiện Arunachal Pradesh của Ấn Độ và khu vực Aksai Chin như là bộ phận thuộc Trung Quốc. Phối hợp phản đối yêu sách của Trung Quốc là dấu hiệu tốt đối với khu vực thường bị cáo buộc là thiếu đoàn kết trước những yêu sách hàng hải theo chủ nghĩa tối đa (và bất hợp pháp) của Bắc Kinh. Hiện vẫn còn phải xem liệu tình trạng này có dẫn đến điều gì đó cụ thể tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Jakarta vào tuần tới hay chăng, - The Diplomat kết luận.
Ấn phẩm phân tích Fulcrum đăng bài viết của chuyên gia khoa học chính trị nổi tiếng Lê Hồng Hiệp về ưu điểm dành cho Hà Nội trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ. Nhưng đồng thời, sự hợp tác như vậy sẽ không thể hiện sự thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của Hà Nội, vì lợi ích của Việt Nam là tiếp tục thi hành chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng đối với các nước lớn, - tác giả bài viết nhận định.
CNN đưa tin chi tiết về chuyến thăm tương lai của Biden đến Việt Nam. Lãnh đạo hai nước sẽ nghiên cứu khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên công nghệ và ứng nghiệm đổi mới, mở rộng liên hệ giữa mọi người thông qua phương tiện trao đổi giáo dục-đào tạo và các chương trình phát triển sức lao động, đấu tranh chống biến đổi khí hậu và củng cố hòa bình, thịnh vượng và ổn định trong khu vực.
Quốc kỳ của Hoa Kỳ và Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2023
Liệu Việt Nam có thể chơi trội hơn Mỹ?
Trên ấn bản uy tín Washington Post đăng bài viết về sự hòa giải giữa hai nước cựu thù. Không mấy nước ngoài có được sự ủng hộ ở Việt Nam như Hoa Kỳ, - báo dẫn đánh giá của một nhà ngoại giao Việt Nam. Người Việt Nam biết rõ về sự khủng khiếp của chiến tranh, không hề quên những trận ném bom rải thảm và chất độc màu da cam. Nhưng qua thời gian và niềm tin ngày càng tăng dành cho Hoa Kỳ đã phần nào xoa dịu nỗi căm giận, - báo lưu ý.

Phải xoá bỏ bất bình đẳng với phụ nữ

Báo Mỹ The Strategist xem xét vấn đề bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình ở Việt Nam và đưa ra hàng loạt khuyến nghị dựa trên cơ sở kinh nghiệm của phương Tây.

Xuất khẩu đang được khôi phục

Vietnam Briefing phân tích triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và đưa ra kết luận đáng khích lệ. Năm nay, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong lĩnh vực xuất khẩu, khi giảm sút nhu cầu đối với các mặt hàng chủ chốt là điện tử và dệt may. Nhưng với việc bình thường hóa hàng tồn kho ở Hoa Kỳ, việc các công ty đa quốc gia mở rộng năng lực sản xuất trên địa bàn Việt Nam và quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư vào Việt Nam, đã tạo lập những điều kiện cho bước ngoặt thay đổi đáng kể, - ấn phẩm thông báo.
Còn tờ Thai PBS World viết rằng năm nay, trong điều kiện sụt giảm nhu cầu ở thị trường Mỹ và châu Âu, nhiều công ty Việt Nam đang hướng tới thị trường Thái Lan để xuất khẩu sản phẩm.
Tờ Japan Times công bố bài viết về vấn đề với nhân sự lao động kỹ sư ở Việt Nam. Thực trạng «kinh niên» thiếu kỹ sư ở Việt Nam đang trở thành vấn đề lớn đối với đà phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn và Hoa Kỳ có kế hoạch đẩy nhanh quá trình chuyển đổi đất nước thành trung tâm sản xuất chip để bảo vệ trước những rủi ro của nguồn cung gắn với Trung Quốc, - báo cho biết.
Trong thời gian chuyến công du đến Hà Nội, Biden dự định thảo luận với ban lãnh đạo Việt Nam về những chương trình phát triển lực lượng lao động nhằm mở rộng sáng kiến ​​đào tạo hiện có.
Tờ The Geopolitics thông báo rằng kể từ đầu năm 2023, thị trường chứng khoán của Đông Nam Á nói chung đã tụt hậu đáng kể so với các thị trường tài chính cơ bản của phương Tây và Nhật Bản. Và chỉ có Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (cùng với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) là nổi bật với mức tăng trưởng 19%. Trường hợp của Việt Nam đáng được nghiên cứu kỹ hơn vì có thể cung cấp những bài học quý giá cho các nhà tài chính và chính trị gia của các nước khác. Những yếu tố chủ chốt góp phần vào thành công kinh tế và tài chính của đất nước 100 triệu dân này là: cải cách, đấu tranh chống tham nhũng, giáo dục-đào tạo, công nghệ và thực thi các chính sách hướng tới tương lai. Có thể biểu đạt bằng một từ là «quản lý tốt», - ấn phẩm khái quát.

Món ăn Việt Nam như là tác phẩm nghệ thuật

Báo Australia Theaureview đăng bài viết đầy hứng khởi mô tả hành trình xuyên Việt của phóng viên, với những ngôn từ ngợi khen đặc biệt dành cho từng điểm đến: Nha Trang, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Mekong. Chú ý nhiều được dành cho ẩm thực Việt Nam, cách phục vụ những đồ ăn, thức uống mà nhà báo ví như tác phẩm nghệ thuật.
Còn tờ Hospitalitynet giới thiệu Novotel Living Saigon South, khách sạn hiện đại dành cho lưu trú dài ngày, đảm bảo cung cấp cho du khách sự thoải mái tiện lợi bất kể thời gian ở lại đó bao lâu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала