Diễn đàn Kinh tế Đông 2023 qua cái nhìn của nhà sử học Việt Nam

© SputnikTiểu ban chuyên đề trong Hội thảo khoa học tại EEF-2023.
Tiểu ban chuyên đề trong Hội thảo khoa học tại EEF-2023. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2023
Đăng ký
Đã thành nếp truyền thống, cứ đầu tháng 9, đảo Russky ở thành phố Vladivostok ở vùng Viễn Đông của LB Nga lại là điểm hẹn của các thành viên tham gia Diễn đàn Kinh tế Đông.
Diễn đàn Kinh tế Đông là sự kiện lớn được giới kinh doanh chờ đón, cho đánh giá toàn diện về tiềm năng kinh tế của vùng Viễn Đông Nga, khách và chủ nhà cùng thảo luận những biện pháp phát triển vùng Viễn Đông, giới thiệu cơ hội đầu tư và điều kiện kinh doanh trong những lĩnh vực ưu tiên, giao ước nhiều hợp đồng và ký kết các thỏa thuận liên Chính phủ.
Truyền thống tiến hành Diễn đàn Kinh tế Đông được tạo lập trong khuôn khổ chính sách chiến lược xoay trục về hướng Đông do ban lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin vạch ra và đã bắt đầu chứng tỏ hiệu quả bằng những thành tựu kinh tế nổi bật.

Cơ hội giao lưu và xúc tiến hợp tác

Diễn đàn Kinh tế Đông 2023 (10-13 tháng 9) có rất nhiều điểm mới. Một trong những điểm mới đó thể hiện ngay trong chương trình ngày đầu tiên của Diễn đàn (ngày 10 tháng 9), tại Hội thảo chủ đề “Chủ nghĩa thực dân ở phương Đông và ảnh hưởng của nó với thế giới hiện đại” với hai Tiểu ban “Lịch sử và chính trị thời kỳ thuộc địa và khắc phục di sản thuộc địa” và “Chủ nghĩa thực dân mới và các vấn đề phi thực dân hóa về văn hóa và khoa học ở các nước phương Đông”.
Sputnik đã có dịp đàm đạo với đại biểu Việt Nam duy nhất được Ban Tổ chức phía Nga mời sang tham dự Hội thảo này. PGS-TS Đinh Quang Hải nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam cho biết, ông trình bày tham luận “Chính sách xâm lược của Mỹ và cuộc đấu tranh của nhân Việt Nam vì độc lập tự do cho Tổ quốc” bằng tiếng Nga. Bởi đó là thứ ngôn ngữ ông đã học và dùng để nghiên cứu, viết và bảo vệ luận án Tiến sĩ Sử học ở Matxcơva nhiều năm về trước.
© SputnikĐại biểu Việt Nam tại EEF-2023.
Đại biểu Việt Nam tại EEF-2023. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2023
Đại biểu Việt Nam tại EEF-2023.
Trở lại xứ sở bạch dương tham dự một hoạt động khoa học chuyên ngành trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế, nhà sử học Việt Nam gặp lại nhiều đồng nghiệp Nga và có dịp tiếp xúc với các chuyên gia khoa học xã hội đến từ nhiều nước. Tại Hội thảo khoa học nói riêng và Diễn đàn nói chung không chỉ nhiều đại biểu từ các nước láng giềng Trung Quốc, Mông Cổ mà còn có cả các thành viên tham gia đến từ Myanmar, Philipines, Lào… và các nước Châu Phi.

Phong phú, thực tế, nhiều nội dung mới hấp dẫn

Chương trình của Diễn đàn Kinh tế Đông 2023 rất phong phú và thực tế. PGS-TS Đinh Quang Hải tâm đắc với những tiêu đề của các Tiểu ban mà theo lời ông nhận xét là “rất Nga”, thí dụ như “Đi xa cũng tốt nhưng ở nhà còn thú vị hơn: Sức hấp dẫn của các vùng miền đối với giới trẻ”, “Cái gì tiếp theo? Đánh giá hiệu quả lâu dài các dự án của Chính phủ trong lĩnh vực của các doanh nghiệp trẻ”, và “Những con người thay đổi thế giới”.
Chỉ nhìn chương trình chung của Diễn đàn 2023 cũng có thể thấy một số hướng ưu tiên nổi bật của Nga trong quan hệ kinh tế song phương ở khu vực Viễn Đông. Có các Tiểu ban chuyên sâu như Nga – Philippines; EAEU và BRICS: Vai trò trong việc hình thành một thế giới đa cực mới; Nga - Trung Quốc; Nga – Mông Cổ; Nga – Philippines. Tại các Tiểu ban, nổi bật là số lượng đông đảo thành viên tham gia và tham luận của các đại biểu Trung Quốc. Rõ ràng quan hệ Nga-Trung ở khu vực Viễn Đông rất được ban lãnh đạo cả hai nước chú trọng, - nhà sử học Việt Nam nhận xét.
Phần tham gia của Việt Nam trong Diễn đàn Kinh tế Đông 2023 còn khá mờ nhạt, tuy nhiên cử toạ đã chăm chú nghe tham luận do các đại biểu Việt Nam trình bày trong định dạng online: Nguyễn Văn Phúc - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo CHXHCN Việt Nam; Đỗ Thị Thu Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức và Hợp tác quốc tế, Cục Đo đạc và Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường CHXHCN Việt Nam…
Người đứng đầu Cộng hòa Sakha (Yakutia) Aisen Nikolaev - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2023
EEF 2023: Việt Nam và Yakutia (Nga) thảo luận các vấn đề mở rộng hợp tác

Hội thảo khoa học có tính thời sự bổ ích

Trở lại với Hội thảo “Chủ nghĩa thực dân ở phương Đông và ảnh hưởng của nó với thế giới hiện đại”, PGS-TS Đinh Quang Hải cung cấp số liệu thống kê chưa phải ai cũng biết, rằng trong lịch sử của mình, dân tộc Việt Nam đã phải hứng chịu 16 cuộc chiến tranh xâm lược lớn đến từ bên ngoài. Trong số đó, có 14 cuộc chiến xâm lược do các triều đại phong kiến và nhà nước Trung Quốc gây ra, 1 cuộc do thực dân Pháp và 1 cuộc do đế quốc Mỹ tiến hành. Những cuộc chiến tranh xâm lược đó đều hết sức tàn khốc và gây rất nhiều đau thương cho nhân dân Việt Nam. Vì vậy, hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới này, nhân dân Việt Nam hiểu rõ cái giá của chiến tranh và hòa bình.
Theo ý kiến của chuyên gia sử học Việt Nam, đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Mỹ từ sau Thế chiến II (1945) là bành trướng chủ nghĩa thực dân mới, có vị trí cơ bản trong Chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ nhằm chống lại phong trào cách mạng thế giới và cứu vãn sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân.
Điểm qua chính sách và biện pháp của Mỹ trong thời gian chiến tranh Việt Nam về chính trị và quân sự, kinh tế, văn hóa-xã hội, nhà sử học Việt Nam đi đến kết luận rằng âm mưu và chính sách cơ bản của Mỹ là nhằm tạo lập ở Nam Việt Nam một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới - không đặt bộ máy cai trị và quân đội chiếm đóng trực tiếp mà dùng chính sách viện trợ quân sự và kinh tế, hệ thống cố vấn và cơ quan kiểm tra để khống chế miền Nam Việt Nam về mọi mặt.
Tái hiện quá trình đấu tranh của quân dân Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ, đập tan âm mưu thực dân mới, PGS-TS Đinh Quang Hải thông báo rằng một trong những yếu tố quan trọng giúp mang lại thắng lợi vẻ vang cho cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam là sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, lực lượng dân chủ và yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Nhà sử học Việt Nam nêu đánh giá rằng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam “là một trong những sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử hiện đại, sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, sau chiến thắng chủ nghĩa phát-xít”.
© SputnikĐại biểu Việt Nam và các nhà khoa học quốc tế tại EEF-2023.
Đại biểu Việt Nam và các nhà khoa học quốc tế tại EEF-2023. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2023
Đại biểu Việt Nam và các nhà khoa học quốc tế tại EEF-2023.
Như PGS-TS Đinh Quang Hải cho biết, mặc dù do khuôn khổ có hạn, báo cáo của ông chỉ trình bày những nét cơ bản về chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ tại Nam Việt Nam và cuộc đấu tranh của quân dân Việt Nam vì độc lập tự do thống nhất Tổ quốc, nhưng đề tài này đã giành được sự quan tâm lớn của cử toạ trong Hội thảo. Không những là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, mà còn truyền tải những kinh nghiệm nhận chân và đối phó với chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, đó là một đóng góp quý báu từ thực tế lịch sử Việt Nam.

“Nga chưa bao giờ là thực dân”

PGS-TS Đinh Quang Hải chia sẻ: ông thấy rất vinh dự khi Hội thảo chuyên đề tại Vladivostok trong đó có phần thuyết trình của đại biểu sử gia Việt Nam đã là một minh hoạ khoa học cho luận điểm mà Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố mới đây: “Nga chưa bao giờ là thực dân”.
“Điều quan trọng là chúng tôi chưa bao giờ là thực dân ở bất cứ đâu, sự hợp tác của chúng tôi luôn được xây dựng trên cơ sở bình đẳng hoặc với mong muốn giúp đỡ và hỗ trợ, còn những quốc gia đang cố gắng cạnh tranh với chúng tôi, kể cả bây giờ, họ ra sức thực hiện chính sách hoàn toàn khác. Khi mọi người so sánh những gì đã diễn ra trong thời gian hợp tác trước đây với Nga, với Liên Xô và với các nước khác, hiển nhiên, tất cả đều có lợi khi cùng với Nga. Ngày nay, điều này cần phải được tính đến”, - nguyên thủ quốc gia Nga nói trong phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Đông 2023.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала