Việt Nam làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Bộ GTVT đề xuất sửa luật

© Depositphotos.com / NguyensiaĐường sắt
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2023
Đăng ký
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa kiến nghị sửa luật để thực hiện dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam.
Trong đó khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh đường sắt cao tốc.

Cần thiết sửa luật, bổ sung nhiều quy định để làm đường sắt tốc độ cao

Bộ Giao thông Vận tải đánh giá, Luật Đường sắt 2017 có 1 chương quy định về đường sắt tốc độ cao.
Tuy nhiên, Luật mới chỉ quy định mang tính nguyên tắc về yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao, chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao, đồng thời, nêu ra yêu cầu chung đối với kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao, quản lý, khai thác, bảo trì đường sắt tốc độ cao và quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.
Dù vậy, Luật Đường sắt 2017 chưa quy định cụ thể về đầu tư, xây dựng, quản lý, bảo trì, vận hành, khai thác... cũng như quy định quy trình phối hợp trong quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, phương pháp đảm bảo ngân sách và chủ thể xây dựng, phát triển kinh doanh đường sắt cao tốc.
Trong điều kiện chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam đang hoàn thiện để chuẩn bị báo cáo Quốc hội, Bộ Giao thông vận tải cho rằng, cần thiết phải bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý để định hướng, hoạch định chính sách đầu tư, xây dựng, quản lý, bảo trì đường sắt cao tốc, làm cơ sở để các chủ thể chuẩn bị các điều kiện cần thiết triển khai thực hiện.

“Trước yêu cầu của thực tiễn về đầu tư phát triển đường sắt theo Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Giao thông vận tải cho rằng cần sớm nghiên cứu, bổ sung các quy định về đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì, vận hành, khai thác... đường sắt tốc độ cao làm cơ sở pháp lý để đầu tư trong tương lai gần”, Bộ GTVT cho biết.

Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2023
Trung Quốc muốn tham gia xây đường sắt tốc độ cao của Việt Nam
Trên cơ sở đó, Ban soạn thảo của Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị, thời gian tới “cần quy định rõ” các chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong việc đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác, bảo trì để thực hiện đường sắt tốc độ cao.
Đồng thời, cũng cần làm rõ chính sách phát triển nguồn nhân lực (các cơ chế, chính sách đặc thù về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển, có cơ chế hỗ trợ tài chính của nhà nước với cơ sở đào tạo chuyên ngành).

Khuyến khích tư nhân tham gia

Theo Ban soạn thảo, các quy định này hoàn thiện khung pháp lý về đường sắt cao tốc để đáp ứng yêu cầu phát triển đường sắt cao tốc của Việt Nam trong tương lai.
Trong đó, đặc biệt khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh đường sắt cao tốc.
Cùng với đó, Bộ GTVT cho rằng, cần bổ sung quy định quy trình phối hợp, trách nhiệm của các chủ thể trong quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, phương pháp đảm bảo ngân sách, đầu tư xây dựng, quản lý công trình và phát triển kinh doanh.
Bộ GTVT đánh giá, cần thiết bổ sung thêm quy định những yêu cầu cơ bản khi xây dựng nhưcông tác đảm bảo an toàn chạy tàu, công trình; bảo vệ môi trường; cung cấp điện sức kéo; hệ thống thu phí; tín hiệu giao thông đường sắt; chứng nhận an toàn hệ thống...

Nhiều kiến nghị quan trọng

Vừa qua, Bộ GTVT tổ chức hội thảo lấy ý kiến về các nội dung chính sách đối với hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi).
Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Trung Hiếu, Phó Giám đốc Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội lưu ý, việc chuẩn hóa công nghệ đường sắt đô thị đang rất cần thiết.
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2023
Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Đề xuất giữ nguyên hướng tuyến, nhà ga qua Hà Nội
Ông Hiếu chỉ rõ, hiện mỗi nhà tài trợ lại sử dụng công nghệ khác nhau. Do đó cần chuẩn hóa từ khâu chuẩn bị đến thực hiện dự án đường sắt đô thị và kết nối giữa các tuyến đường sắt đô thị, giữa đường sắt đô thị với đường sắt quốc gia.
Chuyên gia cũng cho biết, hiện đường sắt quốc gia tại các địa phương hầu hết ở trung tâm đô thị, thành phố, vì vậy cần dành quỹ đất thích đáng để kết nối được đường sắt đô thị về đây cũng như xây dựng mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng). Khi đó, dùng thặng dư địa tô từ phát triển khu đô thị xung quanh các hub lớn để đầu tư trở lại đường sắt, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
“Cần có quy định trong Luật Đường sắt (sửa đổi) là tại các nhà ga đường sắt quốc gia, đường sắt tốc độ cao, nên ưu tiên phát triển mô hình TOD để có hành lang pháp lý thực hiện”, ông Hiếu kiến nghị.
Dẫn bài học kinh nghiệm từ tuyến Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội (Hà Nội) và Bến Thành - Suối Tiên (TP.HCM), ông Đỗ Việt Hải, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cũng cho rằng, Việt Nam rất cần thiết phải có khung kỹ thuật chung đường sắt đô thị, nhằm tránh tình trạng mỗi tuyến đường sắt đô thị lại có một tiêu chuẩn riêng. Bên cạnh đó, vấn đề phát triển nguồn nhân lực cũng cần được quy định rõ ràng, không chung chung, khó thực hiện.
Tại hội thảo hôm 15/9 của Bộ GTVT, ông Nguyễn Huy Hiền, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam đánh giá, sau 5 năm, một số chính sách về đường sắt chưa phù hợp với tình hình thực tiễn và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện.
“Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến thị phần vận tải đường sắt ngày càng giảm sút, chính sách ưu đãi phát triển đường sắt gần như không triển khai được”, ông Hiền thẳng thắn.
Phó Cục trưởng phụ trách Cục Đường sắt Việt Nam Trần Thiện Cảnh nêu quan điểm, cần bổ sung các chính sách về khuyến khích, ưu tiên phát triển đường sắt điện khí hóa sử dụng năng lượng sạch.
Với chiều dài 1.570 km, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố, có tổng đầu tư dự kiến hơn 55 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2023
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Việt Nam không nên tư duy “liệu cơm gắp mắm”
Đường sắt Việt Nam cũng nêu ưu tiên, khuyến khích nội địa hóa, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư phát triển đường sắt.

“Cần bổ sung chính sách về cơ chế đặc thù cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, cơ chế hỗ trợ tài chính của Nhà nước với cơ sở đào tạo về chuyên ngành”, ông Cảnh nêu.

Một số ý kiến đề xuất bỏ quy định về niên hạn phương tiện, đồng thời, giao Bộ GTVT quy định việc kiểm tra chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường phương tiện đường sắt. Cùng với đó, các chuyên gia cũng đề nghị, về lâu dài, Việt Nam, nên nghiên cứu tách đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia, đường sắt tốc độ cao thành các luật riêng biệt với những quy định cụ thể.
Việc Bộ GTVT xây dựng Hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi), theo chuyên gia, là cơ hội để ngành đường sắt Việt Nam tập trung nguồn lực, trí tuệ để triển khai trên quan điểm xây dựng được dự thảo Luật Đường sắt tốt nhất, có tính chiến lược, toàn diện, tầm nhìn dài hạn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала