Rõ ràng Mỹ và phương Tây cố tình phớt lờ yêu cầu của Việt Nam

© Ảnh : Công ty TNHH Minh TríDoanh nghiệp dệt may Việt Nam
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2023
Đăng ký
Vì sao Việt Nam phải liên tục kêu gọi Mỹ và phương Tây công nhận là nền kinh tế thị trường? Liệu Hoa Kỳ và đồng minh có cố tính phớt lờ yêu cầu chính đáng của Hà Nội?
Hiện nay, dù nhiều quốc gia như Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Anh đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, cả Mỹ và EU vẫn giữ quan điểm xem Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường.
Mới đây, Bộ Công Thương Việt Nam đã chính thức nộp hồ sơ đề nghị Bộ Thương mại Mỹ xem xét vấn đề kinh tế thị trường của Việt Nam. Thời điểm nộp hồ sơ là đặc biệt trong bối cảnh quan hệ hai nước vừa được nâng cấp.

Mỹ và EU vẫn xem Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường

Thực tế, nhiều năm qua, phía Việt Nam đã liên tục kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ và các quốc gia EU sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam và đối xử công bằng với Hà Nội nhưng rõ ràng, đến nay, phương Tây vẫn cố tình phớt lờ yêu cầu của quốc gia Đông Nam Á.
Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, hiện đã có 72 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có nhiều nền kinh tế lớn như Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Mới nhất, Vương quốc Anh cũng đã có Thư chính thức công nhận quy chế thị trường của Việt Nam, như Sputnik đưa tin hồi tháng 7 năm nay.
Tập đoàn VNG tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2023
VNG Việt Nam chưa IPO tại Mỹ, nguyên nhân phía sau có liên quan đến VinFast?
Đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông tin với báo VnExpress rằng, kể từ vụ việc điều tra chống bán phá giá đầu tiên với Việt Nam năm 2002, Hoa Kỳ đã xếp Việt Nam vào nhóm nền kinh tế phi thị trường.
Như Sputnik đề cập, từ hồi tháng 7, tại cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đề nghị chính quyền Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo hôm 19/9 tại Washington, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị Mỹ sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Đáng nói, tại tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden về nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, hai bên cũng đã đề cập đến vấn đề này.
Ngoài Mỹ, EU vẫn đang giữ quan điểm xem Việt Nam là kinh tế phi thị trường. Năm 2015, trong quá trình đàm phán FTA, đại diện phái đoàn Liên minh châu Âu đã lưu ý với báo giới, việc ký kết không đồng nghĩa với việc công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường.

Nền kinh tế phi thị trường gây ra bất lợi gì cho Việt Nam?

Nền kinh tế phi thị trường (non - market economy) được định nghĩa là các nền kinh tế nơi chính phủ có độc quyền hoặc gần như độc quyền về thương mại và nhà nước ấn định giá cả nội địa.
Nếu một nước xuất khẩu bị xem là phi thị trường, các nguyên tắc tính toán giá thông thường sẽ không được sử dụng. Nước nhập khẩu có thể dùng các phương pháp khác mà họ cho là hợp lý. Do đó, ở các nền kinh tế bị xem là phi thị trường, các nhà sản xuất, xuất khẩu có thể phải chịu một số bất lợi lớn.
Trên thực tế, mỗi nước và mỗi nền kinh tế sẽ có quy định riêng về các tiêu chí xác định kinh tế phi thị trường.
ngành công nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2023
Động thái “quay xe” của Mỹ có thể thành đòn bẩy cho xuất khẩu Việt Nam
Chẳng hạn, Hoa Kỳ đặt ra 6 tiêu chí để xem xét một nền kinh tế là thị trường hay phi thị trường, bao gồm: Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; Đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; Vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả; Các yếu tố khác.
Trong khi đó, EU có 5 tiêu chí để xét, bao gồm: Mức độ ảnh hưởng của chính phủ trong phân bổ các nguồn lực và quyết định của doanh nghiệp (Việt Nam đã thực hiện được, theo đánh giá của EU hồi 2015); Không có sự can thiệp của nhà nước làm biến dạng hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp; Quản trị doanh nghiệp, kế toán và kiểm toán; Sự tồn tại và thực thi một số chế độ pháp lý, tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ, phá sản và cạnh tranh cũng như các hệ thống tư pháp; :ĩnh vực tài chính.
Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập Nguyễn Thị Thu Trang cho biết, trong văn kiện gia nhập WTO khoảng năm 2007, do bối cảnh đàm phán, Việt Nam phải chấp nhận có thể bị coi là kinh tế phi thị trường bởi nước nhập khẩu.
"Trong các vụ điều tra chống bán phá giá, việc bị coi là nền kinh tế phi thị trường có ảnh hưởng lớn với các doanh nghiệp", báo Vnexpress dẫn lời đại diện Cục Phòng vệ Thương mại.
Ví dụ, khi tính toán biên độ phá giá, Mỹ sẽ sử dụng giá trị của một nước thứ ba được coi là có nền kinh tế thị trường để tính toán chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tại Việt Nam, thay vì sử dụng dữ liệu do các đơn vị này cung cấp.
Do đó, biên độ phá giá bị có thể bị đẩy lên rất cao và không phản ánh thực trạng sản xuất của các doanh nghiệp Việt.

"Chưa kể nhiều khi các nhà sản xuất ở nước thay thế lại chính là đối thủ cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam, họ có thể đưa ra các số liệu gây bất lợi trong các điều tra này", bà Trang lý giải.

Với việc coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường, Mỹ còn có thể áp dụng thuế suất toàn quốc, tức là mức thuế dành cho các doanh nghiệp không hợp tác hoặc không chứng minh được họ không chịu sự kiểm soát của Chính phủ.
Phía Mỹ thường tính toán thuế suất toàn quốc dựa trên dữ liệu sẵn có nên thường bị đẩy lên rất cao, duy trì trong tất cả đợt rà soát, gây cản trở cho việc xem xét dỡ bỏ lệnh áp thuế.
 Lá sắn - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2023
Việt Nam xuất khẩu một mặt hàng đứng thứ hai thế giới

Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị Mỹ xem xét vấn đề kinh tế thị trường

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với tổng kim ngạch năm 2022 gần 109,4 USD (chiếm tỷ trọng 29,5% theo số liệu Tổng cục Hải Quan).
Mỹ là nước khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với Việt Nam, chủ yếu là điều tra chống bán phá giá với 25/56 vụ việc, tính đến tháng 8/2023.
Trong khi đó, EU là thị trường nước ngoài quan trọng thứ ba đối với hàng Việt từ 2020. Bộ Công Thương ghi nhận, kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam đã xuất sang EU 128 tỷ USD hàng hóa. Số liệu Hải quan cho thấy, giá trị hàng Việt sang EU năm 2022 là 46,8 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Do đó, việc được hai nền thị trường nhập khẩu lớn công nhận là kinh tế thị trường sẽ mang lại ý nghĩa rất lớn cho các ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam.
"Nếu được công nhận, khi đối mặt với các vụ kiện chống trợ cấp, chống bán phá giá, doanh nghiệp Việt sẽ không chịu cách tính toán bất lợi nói trên. Như vậy biên độ, mức thuế suất tương ứng sẽ được phía Mỹ xác định theo hướng chuẩn mực, công bằng hơn, do đó có thể giảm đáng kể so với hiện tại", bà Trang nhấn mạnh.
Từ năm 2008, sau khi chính thức gia nhập WTO, Việt Nam và Mỹ đã thành lập Nhóm công tác song phương về kinh tế thị trường.
Theo thông tin của Bộ Công Thương, đơn vị đầu mối phía Việt Nam, hai bên đã tổ chức 10 phiên họp, cập nhật cho Mỹ tình hình kinh tế thị trường của Việt Nam. Trong các chuyến công tác tại Mỹ, lãnh đạo cấp cao của Việt Nam cũng đề cập vấn đề này.
Phát triển tiềm năng du lịch của vùng Đông Nam Bộ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2023
Việt Nam là chìa khóa của bài toán địa chính trị và là thỏi nam châm thu hút vốn FDI
Ngày 8/9, Bộ Công Thương Việt Nam đã chính thức nộp hồ sơ đề nghị Bộ Thương mại Mỹ xem xét vấn đề kinh tế thị trường của Việt Nam.
"Thời điểm nộp hồ sơ mang tính đặc biệt trong bối cảnh mối quan hệ hai nước được nâng lên tầm cao mới", Cục phòng vệ thương mại cho hay.
Theo quy định, Bộ Thương mại Mỹ sẽ ra quyết định có khởi xướng xem xét lại hay không trong vòng 45 ngày và đưa ra kết luận trong 270 ngày kể từ khi Việt Nam nộp hồ sơ.
Trong Tuyên bố chung hai nước, phía Mỹ cho biết sẽ khẩn trương xem xét yêu cầu công nhận quy chế thị trường. Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo, trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa qua, cũng khẳng định sẽ tìm cách thúc đẩy để Mỹ sớm chấp thuận yêu cầu của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала