Doanh nghiệp Việt bỏ lỡ hàng tỷ đô do chưa tận dụng ưu đãi thuế CPTPP bằng 0

© Ảnh : Công ty TNHH Minh TríDoanh nghiệp dệt may Việt Nam
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Khoảng 4 tỉ USD, tương đương 60% các sản phẩm của Việt Nam đáng lý được hưởng thuế CPTPP bằng 0 nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng được.
Đây là đánh giá của các cơ quan Thương vụ đưa ra gần đây. Theo đó, CPTPP là thị trường lớn có nhiều tiềm năng đối với các DN xuất khẩu Việt Nam.
Dù kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP tích cực, nhưng giá trị mặt hàng còn khiêm tốn, tỷ lệ thị phần lại chưa tương xứng với tiềm năng.
Theo cơ quan Thương vụ, nguyên nhân được cho là do doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của phát triển thương hiệu riêng.

Chủ yếu vẫn là gia công, xuất thô

Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể số lượng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào CPTPP bằng thương hiệu riêng, nhưng nhìn chung số lượng còn rất khiêm tốn.
Bà Trịnh Huyền Mai, Phó Trưởng phòng Chính sách xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay các DN xuất khẩu chủ yếu là các DNNVV, với hình thức chủ yếu vẫn là gia công, hoặc xuất khẩu ở dạng nguyên thô, dạng nguyên liệu.

“Các nhà sản xuất, nhà chế biến của nước ngoài họ thu mua, chế biến lại sản phẩm thô của Việt Nam, sau đó đóng bao bì và xuất khẩu bằng thương hiệu của họ. Nếu cứ duy trì tình trạng này, giá trị gia tăng sản phẩm cũng như thương hiệu riêng của Việt Nam chưa biết đến khi nào lan tỏa”, bà Trịnh Huyền Mai nêu thực tế.

London - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2023
Anh cảm ơn Việt Nam giúp gia nhập CPTPP
Mặt khác, khi chứng kiến tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan trong CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu và Canada còn quá thấp, bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada không khỏi xót xa. Bà Quỳnh cho hay, tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan mới đạt khoảng 18%, còn 81% hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn sử dụng ưu đãi thuế quan MFN.

“Mặc dù tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan CPTPP của hàng xuất khẩu Việt Nam qua 5 năm tăng đều, nhưng khoảng 4 tỉ USD, tức là khoảng 60% các sản phẩm của Việt Nam đáng lý được hưởng thuế CPTPP bằng 0, nhưng các DN vẫn chưa tận dụng được. Trong khi các mặt hàng như giày dép, quần áo, đồ chơi, gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ, nhựa… đều là những sản phẩm hoàn toàn có thể phát triển theo thương hiệu riêng, nhưng thực tế nhiều sản phẩm vẫn chưa có mặt ở thị trường sở tại”, bà Thu Quỳnh tỏ vẻ tiếc nuối.

Một số điều doanh nghiệp cần lưu ý

Nhằm tận dụng được hoạt động xúc tiến thương mại từ đó xây dựng, phát triển thương hiệu cho hiệu quả, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) lưu ý, các doanh nghiệp nên chủ động gia tăng giá trị sản phẩm thông qua việc cải tiến thường xuyên chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm cho phù hợp với thị trường đích.
Đặc biệt, lưu ý những vấn đề đang được các trường rất quan tâm, như chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Cũng theo đại diện Cục xúc tiến thương mại, ngoài việc đầu tư về chiến lược thương hiệu thật bài bản, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến kế hoạch truyền thông định kỳ; đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, thương hiệu sản phẩm của mình ở thị trường nước ngoài.
Về phần mình, đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) chỉ ra, có những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3% - 5% lượng hàng nước sở tại, trong khi dung lượng thị trường quá lớn nên doanh nghiệp cần suy nghĩ cách nâng tỷ lệ hàng Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu sao cho hiệu quả.
Cảng hàng hóa - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2023
Lệnh 259 của Trung Quốc ảnh hưởng gì đến nhà xuất khẩu của Việt Nam?

Xây dựng thương hiệu riêng tại thị trường xuất khẩu

Để làm được điều này, đầu tiên các doanh nghiệp cần phải nghĩ đến tiêu chuẩn. Mỗi quốc gia đều có tiêu chuẩn riêng, nhưng về cơ bản là phải đảm bảo an toàn thực phẩm và những điều kiện thị trường yêu cầu, như sản phẩm xanh, sạch thậm chí phải qua chuyển đổi số.
Gia tăng lượng hàng hóa xuất khẩu bằng thương hiệu Việt Nam sang thị trường CPTPP, không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý, xúc tiến thương mại mà còn có vai trò quan trọng của các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.
Để tạo lập giá trị bền vững, các DN cần tạo sự khác biệt và xây dựng giá trị bền vững cho thương hiệu. Qua đó nâng cao giá trị hàng hóa Việt Nam sang các thị trường trong CPTPP, cũng như tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала