Kinh tế Việt Nam bất ngờ ‘hụt hơi’, Thống đốc nói thẳng

© iStock.com / GwengoatĐồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2023
Đăng ký
Tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam khó vượt 6%, khó đạt chỉ tiêu 6,5% như mong muốn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng thẳng thắn, trong điều hành kinh tế vĩ mô, cần có cái nhìn xuyên suốt, không chỉ nhìn vào mục tiêu một năm, mà cần nhìn vào xu hướng, những rủi ro trong thời gian tới để chủ động.

Ba kịch bản cho kinh tế Việt Nam

Tại báo cáo gửi Chính phủ trong cuộc họp với Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm nay, Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cập nhật lại ba kịch bản tăng trưởng quý IV và cả năm 2023.
Kịch bản 1 – tệ nhất: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5,0%, quý IV cần tăng 7,0% (quý IV năm 2022 tăng 5,92%).
Kịch bản 2 – trung bình: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5,5%, quý IV cần tăng 8,8%.
Kịch bản 3 – khả quan: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 6%, quý IV cần tăng 10,6%. Đây là con số rất thách thức khi GDP quý 3 của Việt Nam chỉ tăng 5,33%.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2023
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tuyên bố cứng rắn
Nếu muốn đạt tăng trưởng 6% cả năm, quý 4 Việt Nam phải có mức tăng gần gấp đôi quý III – trên 10,6%. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế quý IV phụ thuộc nhiều vào tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn, chủ lực của Việt Nam, và du lịch, tiêu dùng trong nước dịp cuối năm, Tết Nguyên đán.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, các kịch bản đặt ra đều rất khó khăn, thách thức, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương phát huy nội lực và tận dụng cơ hội từ bên ngoài để phấn đấu đạt tăng trưởng cao nhất trong quý IV, tạo đà cho 2024.
Tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam vừa qua, các chuyên gia cũng dự báo trước rằng, căn cứ vào kết quả 9 tháng, dự báo bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước thời gian qua, kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu tăng chậm lại, bị hụt hơi và chịu áp lực lớn từ bên ngoài, GDP năm nay sẽ khó vượt mức 6% và mục tiêu 6,5% gần như đã ngoài tầm với.
Về nội dung này, Thủ tướng yêu cầu lựa chọn kịch bản tăng trưởng GDP cả năm khoảng 6% để tiếp tục phấn đấu “đạt kết quả cao nhất có thể cho năm 2023”.

Thống đốc: Điều hành kinh tế vĩ mô không thể chỉ nhìn vào mục tiêu một năm

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP “chưa được như mong muốn”. Lạm phát còn chịu nhiều sức ép.
Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng lưu ý, điều hành chính sách tiền tệ hiện đang trong điều kiện khó khăn, thách thức do kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.
Công ty TNHH Maxport Limited Thái Bình ổn định việc làm cho hơn 2.800 lao động - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2023
Việt Nam: GDP Quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm ngoái
“Các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt, duy trì lãi suất cao. Chỉ số USD tăng cao trở lại 106, mức cao nhất từ đầu năm tới nay”, theo Thống đốc.
Tại Việt Nam, dù lạm phát bình quân 9 tháng ở mức 3,16% nhưng đang tăng lên qua các tháng (tháng 7 tăng 0,45%; tháng 8 tăng 0,88%; tháng 9 tăng 1,08%), lạm phát cơ bản giảm chậm, bình quân 9 tháng đầu năm tăng 4,49%; nhiều khả năng kiểm soát đươc lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra.
“Tuy nhiên trong điều hành kinh tế vĩ mô, cần có cái nhìn xuyên suốt, không chỉ nhìn vào mục tiêu một năm, mà cần nhìn vào xu hướng, những rủi ro trong thời gian tới để chủ động điều hành, tránh để lạm phát bùng lên, mất thời gian dài để đưa lạm phát giảm trở lại, gây hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế”, Thống đốc thẳng thắn.
Bà Hồng khẳng định, thời gian qua, NHNN đã bám rất sát tình hình, chủ động điều hành với liều lượng và thời điểm hợp lý. Trước yêu cầu giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, trong khi đó gần đây chỉ số USD tăng trở lại mức 106 nên có thời điểm tỷ giá đã tăng 3,7% so với đầu năm. Tuy nhiên, với việc điều tiết tiền tệ thông qua các công cụ, giải pháp thị trường tiền tệ, tỷ giá hiện nay còn tăng 3% so với đầu năm.
“Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục theo dõi sát tình hình, diễn biến để chủ động điều hành phù hợp”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tuyên bố.
Tại phiên họp, Thống đốc lưu ý, lạm phát có xu hướng tăng liên tục trong 3 tháng qua, cùng với rủi ro về giá dầu, giá lương thực, tăng lương trong năm 2024 là những yếu tố cần được theo dõi sát, đánh giá kỹ lưỡng, đặc biệt là chính sách quản lý giá (tính toán mức độ, thời điểm phù hợp, lưu ý tác động vòng 2). Do vậy, cần có các giải pháp chính sách tổng thể để kiểm soát.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng điều hành Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2023
Vụ SCB bị rút tiền hàng loạt: Đã rõ bản lĩnh của Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng
Lãnh đạo NHNN cho hay, đến ngày 21/9 tín dụng tăng 5,91%, với tín hiệu phục hồi của sản xuất, kinh doanh, và thường những tháng cuối năm tín dụng tăng cao, tín dụng sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Vấn đề này, theo bà Hồng, có nhiều nguyên nhân như đơn hàng giảm, doanh nghiệp không có đầu ra, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại quốc tế, khai thác cầu nội địa; vướng mắc thủ tục pháp lý về đầu tư, đặc biệt là các dự án bất động sản, cần tập trung tháo gỡ.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện chiếm tới khoảng 95% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam thì trong điều kiện bình thường cũng khó khăn về năng lực tài chính, nay chịu tác động của dịch bệnh lại càng khó khăn hơn.
“Các ngân hàng dù rất tạo điều kiện nhưng tiền cho vay của hệ thống các tổ chức tín dụng là tiền gửi của người dân, nên đòi hỏi đảm bảo cho vay có khả năng thu hồi nợ theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng”, Thống đốc nhắc lại.
Lãnh đạo NHNN đề xuất để cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có các giải pháp đồng bộ như tăng cường bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp.
Đối với điều hành chính sách tiền tệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính quán triệt, NHNN cần phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các chính sách, giải pháp điều hành. Chú trọng bảo đảm sự cân bằng hài hoà, hợp lý giữa tỷ giá và lãi suất; tăng trưởng và lạm phát; cung và cầu; chính sách tiền tệ và tài khóa; tình hình bên trong và bên ngoài.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2023
Dòng vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam

Việt Nam sẽ phục hồi tốt

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nỗ lực hơn nữa để hoàn thành đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai thực hiện kế hoạch năm 2024 và tiến tới hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra cho cả nhiệm kỳ.
Các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về Việt Nam. Về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2023, Việt Nam xếp hạng 46/132, tăng 2 bậc so với năm 2022.
Về xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc, xếp hạng giá trị thương hiệu quốc gia tăng 1 bậc, xếp thứ 32/100 với trị giá 431 tỷ USD, có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới tính từ năm 2019 đến nay (74%).
Goldman Sachs đánh giá, dòng vốn FDI toàn cầu đang rời Trung Quốc, Việt Nam có cơ hội gia tăng vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, rủi ro tín dụng và thanh khoản của thị trường bất động sản Việt Nam đã qua giai đoạn đỉnh điểm.
Trong khi đó, ngân hàng HSBC đánh giá triển vọng FDI và thương mại trong ngắn hạn của Việt Nam sẽ phục hồi tốt. ADB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới, đạt mức 5,8% trong năm 2023.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала