Con đường tơ lụa Trung Quốc ngày càng ngắn lại

© Sputnik / Alexey Vitvitsky / Chuyển đến kho ảnhCờ của Liên minh Châu Âu và CHND Trung Hoa
Cờ của Liên minh Châu Âu và CHND Trung Hoa - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.12.2023
Đăng ký
Tuần qua được đánh dấu bằng nỗ lực của Trung Quốc nhằm cải thiện quan hệ với EU, nhà báo Piotr Tsvetov viết trong bài báo của mình trên chuyên mục phân tích của Sputnik. Việc này đạt được thành công đến mức nào?

Hội nghị thượng đỉnh không có kết quả rõ ràng

Vào ngày 7 tháng 12, hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh, trong đó về phía Trung Quốc có sự tham gia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Hội đồng Nhà nước Lý Cường, phía châu Âu có sự hiện diện của Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen. Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên sau 4 năm. Phải nói đây không phải là khoảng thời gian thành công trong quan hệ châu Âu với Trung Quốc. Chính quyền các quốc gia châu Âu trong những năm này đi theo đường lối của Washington đối với Trung Quốc: lên án các chính sách của Bắc Kinh đối với Đài Loan, Tây Tạng, Hồng Kông và khiến người dân sợ hãi trước những mối đe dọa mà sự trỗi dậy của Trung Quốc được cho là mang lại. Hậu quả của việc này là quyết định của Nghị viện Châu Âu không phê chuẩn Hiệp định Đầu tư Toàn diện giữa Liên minh Châu Âu và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đã được thống nhất vào năm 2020. Hai bên đã làm việc về thỏa thuận này trong 7 năm qua 35 vòng đàm phán . Và nếu thỏa thuận có hiệu lực, một trong những kết quả sẽ là việc các công ty châu Âu dễ dàng hơn khi tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Cờ của EU và Trung Quốc ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2023
Chuyên gia bình luận về kết quả hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU
Tại Bắc Kinh, các nhà lãnh đạo EU phàn nàn về điều này. Họ nói phía Trung Quốc, bằng thuế quan, ngăn cản việc xuất khẩu hàng hóa châu Âu sang thị trường Trung Quốc, dẫn đến kim ngạch thương mại EU - Trung Quốc bị thâm hụt 200 tỷ USD. Do vậy, Charles Michel và Ursula von der Leyen kiên trì yêu cầu lãnh đạo Trung Quốc mở cửa thị trường Trung Quốc cho các sản phẩm châu Âu. Nhưng Thủ tướng Hội đồng Nhà nước Lý Cường chỉ ra việc các vị khách châu Âu cần cư xử cẩn thận, tránh “chính trị hóa và an ninh hóa” các vấn đề thương mại.
Hội nghị thượng đỉnh kết thúc mà không thông qua bất kỳ tài liệu hoặc ký kết bất kỳ thỏa thuận nào, tuy nhiên hai bên đều công bố kết quả tích cực của hội nghị thượng đỉnh, ngụ ý về tiến triển thực tế của cuộc gặp sau nhiều năm xa cách.

Nước Ý rút khỏi dự án «Một vành đai, Một con đường»

Tuy nhiên, một diễn biến khác trong quan hệ của Trung Quốc với các nước châu Âu xảy ra vào tuần trước. Và sự kiện này làm dấy lên nghi ngờ việc mối quan hệ hai bên trở nên tốt đẹp hơn. Chính phủ Ý thông báo nước cộng hòa sẽ không còn tham gia vào dự án “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc nữa. Điều này được thực hiện theo tất cả các quy định ngoại giao. Nước Ý tham gia Sáng kiến ​​“Một vành đai, Một con đường” vào năm 2019 trong thời hạn 5 năm và thỏa thuận sẽ hết hạn vào tháng 3 năm 2024. Ba tháng trước đó, Ngoại trưởng Ý Antonio Tajani tuyên bố nước ông rút khỏi dự án này. Lý do của việc này? Bộ trưởng Antonio Tajani giải thích bằng cách nói việc tham gia chương trình không mang lại cho Ý “kết quả như mong đợi”.
Ý không phải là quốc gia châu Âu duy nhất ký văn bản tham gia sáng kiến ​​“Một vành đai, một con đường”, hiện có 18 quốc gia như vậy ở châu Âu, nhưng Ý là nước duy nhất trong G7 và việc rút lui của nước này có thể ảnh hưởng đến vị thế của các nước châu Âu khác. Chẳng hạn như Latvia, Litva, Estonia những năm gần đây “nổi bật lên” nhờ những hành động chống Trung Quốc.
Bước đi quyết định của chính phủ Ý không thể được coi là đã tính toán kỹ lưỡng. Ý có thâm hụt thương mại kinh niên với Trung Quốc và con số khá lớn: từ 20 đến 40 tỷ euro trong các năm gần đây.
Ông Tập Cận Bình tiếp Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2023
Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc và EU phải chống lại sự đối đầu khối
Bắc Kinh không hài lòng về tin tức này; Đại sứ Trung Quốc tại Roma cảnh báo chính quyền Ý về “hậu quả tiêu cực” của việc rời khỏi chương trình. Đại diện chính thức Bộ Ngoại giao Trung Quốc bình luận về tin tức này cho biết:
“Trung Quốc kiên quyết phản đối những nỗ lực làm mất uy tín và phá hoại hợp tác trong trong dự án “Một vành đai, Một con đường”.
Có thể giả định về một số biện pháp trả đũa từ Bắc Kinh có thể xảy ra sau đó. Nhưng liệu có cải thiện được mối quan hệ của Trung Quốc với một châu Âu thống nhất?
Nếu Trung Quốc mất đi những đối tác châu Âu tham gia sáng kiến ​​“Một vành đai, Một con đường”, thì ý nghĩa của dự án phần lớn sẽ bị mất đi. Suy cho cùng, “Một vành đai, Một con đường” được cho là sẽ kết nối Trung Quốc với châu Âu như một thị trường rộng lớn và có khả năng thanh toán cho hàng hóa Trung Quốc. Đây có phải là sự khởi đầu cho sự kết thúc của dự án tham vọng này hay không?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала