Định dạng “quan hệ quốc tế đa phương tối thiểu” trong khu vực ASEAN liệu có khả thi?

© Bullit MarquezASEAN
ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2024
Đăng ký
“Để lôi kéo được các quốc gia riêng lẻ trong ASEAN nhằm mục đích thiết lập định dạng “quan hệ quốc tế đa phương tối thiểu”, Mỹ hay Trung Quốc chỉ còn một cách là phá vỡ ASEAN. Nhưng xem ra biện pháp khó khả thi, nếu không nói là không khả thi. Bởi kẻ làm tan vỡ ASEAN vì bất cứ mục đích riêng tư nào cũng sẽ phải “dọn đống rác” do chính nó bày ra”.
Mỹ và Trung Quốc là những tay chơi quan trọng ở Đông Nam Á. Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và các nước ASEAN quan trọng vì có hơn 6.200 công ty Hoa Kỳ hoạt động trên khắp khu vực này với gần một triệu nhân công. Mỗi năm có tới hơn 50.000 sinh viên các nước ASEAN đến Hoa Kỳ để học tập.
Còn với Trung Quốc, ASEAN liên kết với nước này thông qua nhiều dự án cơ sở hạ tầng, ví dụ như tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào, được khánh thành vào năm 2023 trong phân đoạn Đông Nam Á của sáng kiến “Một vành đai - Một con đường”.
Nhưng đồng thời, ngay trong nội bộ ASEAN có những khác biệt quan điểm liên quan đến việc xây dựng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Chẳng hạn, đối với một số nước ASEAN trở ngại chính là tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, vấn đề này ảnh hưởng tới sự hợp tác của cả khối với Trung Quốc.
Trong bối cảnh như thế, các quốc gia trong khu vực ASEAN bắt đầu xem xét một định dạng mới - “quan hệ quốc tế đa phương tối thiểu” linh hoạt và hiệu quả hơn, vượt xa các mối quan hệ song phương và cho phép tạo lập các mối quan hệ “theo lợi ích”, ngoài khối (ngoài ASEAN). Xu hướng này liệu có khả thi hay không?

Mục tiêu sâu xa của Mỹ đối với Đông Nam Á trong cuộc cạnh tranh địa chính trị, địa chiến lược toàn cầu với Trung Quốc

a/ Hoa Kỳ lôi kéo ASEAN vào mặt trận chống Trung Quốc và Nga

Sau khi Liên Xô tan rã, khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc “bất chiến tự nhiên thành” đã trở thành quốc gia xã hội chủ nghĩa lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, có vẻ như họ không muốn lặp lại bài học sai lầm của Liên Xô. Họ đã không tự nhận mình làm “anh cả” của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại mà chấp nhận thiết lập cơ chế thị trường trong quan hệ kinh tế quốc tế và cơ chế đa phương trong quan hệ chính trị quốc tế. Còn người Mỹ thì cho rằng sau khi họ đã đẩy người Nga xuống vị trí một cường quốc hạng hai (trừ tiềm lực vũ khí hạt nhân), họ đã nghiễm nhiên trở thành “già làng trưởng bản” của thế giới.
Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 2024 tại Lào - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2024
Biển Đông
Các Ngoại trưởng ASEAN: Ổn định bị phá vỡ, cần giải pháp hòa bình cho tranh chấp ở Biển Đông
Thế nhưng với xu thế hướng tới hòa bình và ổn định không thể đảo ngược của thế giới cũng như tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ tư đã tạo ra một cuộc cách mạng mà người Mỹ đã không muốn và cũng không dám nhắc tới. Đó là cuộc cách mạng giải phóng sức lao động lần thứ tư.
“Và cuộc cách mạng giải phóng sức lao động này đã dẫn đến sự thay đổi hoàn toàn cán cân lực lượng và trọng tâm chiến lược đầu thế kỷ XXI với những đặc điểm cơ bản là lấy đối thoại thay cho đối đầu, lấy hợp tác thay cho sự triệt hạ lẫn nhau, lấy chia sẻ lợi ích thay cho tranh giành lợi ích, lấy “cùng thắng” để phát triển”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng phát biểu với Sputnik.
Nhưng có vẻ như những “con cá mập” tư bản Mỹ không muốn điều này diễn ra. Họ cố gắng giữ lấy vị thế bá chủ toàn cầu, cai quản thế giới bằng “cây gậy” và “củ cà rốt” như trước đây. Chính vì vậy mà họ cố gắng lôi kéo thế giới vào một mặt trận chung chống Nga và Trung Quốc, hai đối thủ xuyên thế kỷ của họ. Trong các quốc gia hay khu vực bị lôi kéo ấy, có “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á” (ASEAN).

b/ ASEAN - Trung tâm quyền lực khu vực Đông Nam Á

Hiện nay, ASEAN là một trung tâm quyền lực của khu vực Đông Nam Á trên cả 3 trụ cột với tổng số dân cư trên 676 triệu người, tổng diện tích gần 4,5 triệu km2, có tổng GDP (PPP) trên 9 nghìn tỷ USD (theo GDP danh nghĩa là 3,66 nghìn tỷ USD), đứng thứ 6 thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Đức, Nhật Bản và Ấn Độ. ASEAN cũng có sức mạnh phòng thủ đáng kể với 5 quốc gia dẫn đầu về năng lực quân sự quốc phòng, theo thứ tự gồm: Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Malaysia. Trong lịch sử, các nước ASEAN từng bị xâm lược nhưng vẫn không bị đánh mất đi bản sắc văn hóa của mình. Chính sự giao thoa của nhiều nền văn hóa đã tạo nên một ASEAN muôn màu. Và vì có chung một cội nguồn là nền văn minh lúa nước nên bản sắc văn hóa của các nước ASEAN dù có những dị biệt nhưng tựu chung lại vẫn là sự thống nhất trong đa dạng và phong phú về nhiều mặt.
Sức hấp dẫn của ASEAN ngày nay đã vượt ra ngoài những khuôn khổ của quan niệm địa chính trị, địa chiến lược toàn cầu đã lỗi thời của chủ nghĩa thực dân và trở thành một khu vực có sức hấp dẫn đối với nhiều cường quốc thế giới và khu vực. Điều này tạo ra nguy cơ ASEAN có thể bị các cường quốc “xâu xé” như đã từng diễn ra trong thế kỷ XIX và thế kỷ XX.
“Để đối phó với nguy cơ đó, chính sách đối ngoại đa phương của ASEAN do Việt Nam dẫn dắt đã phát huy tác dụng. Trên cơ sở ba trụ cột về Chính trị-an ninh, Kinh tế và Văn hóa-xã hội với các cơ chế “Khu vực tự do thương mại”, “Khu vực đầu tư toàn diện”, “Thương mại kết hợp dịch vụ”, “Thị trường hàng không thống nhất”, các thỏa thuận hỗ trợ nhau về phòng chống khủng bố, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, các hoạt động giao lưu văn hóa và hợp tác giáo dục đào tạo, ASEAN còn có hẳn một bộ cơ chế đối ngoại linh hoạt trong nguyên tắc, thể hiện tính độc lập, tự chủ và sự mềm dẻo, hài hòa”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nói biểu với Sputnik.
Bộ cơ chế đối ngoại chính là cơ chế ASEAN+ về đối ngoại chính trị thông qua Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) - một cuộc đối thoại chính thức, đa bên trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với sự tham dụ của 10 quốc gia ASEAN cùng với 27 quốc gia ngoài khu vực. Các cơ chế ASEAN+ song phương là ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Nga, ASEAN – Mỹ, ASEAN – EU, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN – Canada, ASEAN – Australia, ASEAN – New Zealand và ASEAN – Anh.
 Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2023
Biển Đông
Áp lực của phương Tây đối với Myanmar là chưa từng có, thách thức đoàn kết ASEAN
Về lĩnh vực đối ngoại quốc phòng, ASEAN có cơ chế “Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng” (gọi tắt là ADMM+). Các đối tác quốc phòng của ASEAN từ năm 2013 gồm: Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Ấn Độ. ADMM+ đã tạo ra nhiều cơ hội để Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) có thể tranh thủ cũng như kết hợp hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, thông qua 7 lĩnh vực hợp tác, gồm: Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, an ninh biển, quân y, chống khủng bố, các hoạt động gìn giữ hòa bình, hành động mìn nhân đạo, an ninh mạng.v.v…
“Với một cơ chế quan hệ ngoại khối phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực và đặt trong bối cảnh sự đa dạng của quan hệ quốc tế với nhiều lợi ích của nhiều bên, nhiều quốc gia, nhiều tổ chức đan cài, xen lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau trong quan hệ với ASEAN thì không đối tác nào có thể biến ý đồ giành lợi thế trong quan hệ của họ với ASEAN thành hiện thực. Nếu họ làm như vậy thì chắc chắn sẽ diễn ra sự va chạm giữa họ với nhau. Điều này tất nhiên là không có lợi cho ASEAN nhưng chắc chắn là sẽ đem lại bất lợi cho chính nước nào muốn thực hiện ý đồ đó. Điều đó có nghĩa là “các bên cùng thua” chứ không thể có chuyện “các bên cùng thắng”. Sở dĩ ASEAN có thể làm được điều đó vì một nguyên tắc bất di bất dịch đã được 10 quốc gia trong Hiệp hội đồng thuận: Đó là ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ”.

c/ Ví dụ về ý đồ xây dựng định dạng “quan hệ quốc tế đa phương tối thiểu”

Nói về định dạng “quan hệ quốc tế đa phương tối thiểu” thì sáng kiến của Philippines về thiết lập COC riêng giữa ba nước Philippines, Việt Nam và Malaysia với Hoa Kỳ là một ví dụ. Trước khi đề cập tới sáng kiến COC này thì chúng ta điểm lại một số nét quan trọng trong quan hệ Philippines và Hoa Kỳ, để có thể hiểu rõ hơn vấn đề.
Philippines đã có Hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ từ năm 1951. Tuy Mỹ tuyên bố rằng hiệp ước này nhằm ngăn chặn sự lan tỏa của chủ nghĩa cộng sản xuống Đông Nam Á nhưng sự thực thì không hoàn toàn như vậy. Sau thời gian gần một thế kỷ qua, thế giới đã có nhiều biến đổi, người Mỹ không còn có thể sử dụng chiêu bài chống cộng để tập hợp lực lượng. Và người Philippines cũng dần nhận thấy “giá trị đích thực” của “cái vòng kim cô” mà người Mỹ “ban tặng cho họ”. Đó là sự bó buộc trong quan hệ đối ngoại, sự hạn chế trong hợp tác quốc tế, đặc biệt là với những quốc gia mà người Mỹ coi là đối thủ.
Sau nhiều năm đứng giữa ngã ba đường, người Philippines đã có những bước đột phá. Một mặt, Tổng thống Rodrigo Duterte đâm đơn kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài quốc tế về vấn đề “Đường lưỡi bò”. Nhưng mặt khác, ông cũng đề nghị Mỹ phải trả tiền để duy trì “Thoả thuận các lực lượng viếng thăm (VFA)” giữa Philippines với Mỹ được ký kết và thực thi từ năm 1998 sau “sự cố Bãi cạn Vanguard Band”. Thậm chí trước đó, ông đã tuyên bố sẽ rút khỏi thỏa thuận này nhưng sau đó đã đổi ý. Rodrigo Duterte cũng là tổng thống Philippines có tuyên bố cứng rắn nhất với Mỹ trong chuyến thăm tới Bắc Kinh năm 2016: “Tôi tuyên bố sẽ tách khỏi Mỹ”.
“Tất nhiên là người Mỹ không thể để cho ông Duterte muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói. Người Mỹ lại giơ cái “vòng kim cô” là “Hiệp ước phòng thủ chung 1951” ra, đồng thời chuẩn bị… “đọc kinh”. Và thế là tổng thống Philippines phải xuống nước. Còn Trung Quốc thì không chi tiền. Họ chờ đợi xem người kế nhiệm ông Duterte là ai. Sở dĩ Trung Quốc làm vậy là vì theo Hiến pháp Philippines, tổng thống chỉ có thể cầm quyền trong 1 nhiệm kỳ dài 6 năm”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2024
Biển Đông sẽ an toàn hơn sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Marcos?
Kế nhiệm ông Duterte là “thái tử” của nguyên tổng thống Ferdinand Marcos - Ferdinand Marcos Jr. Trong tình thế không thể thoát khỏi tay người Mỹ, vị tổng thống trẻ tuổi được người Mỹ bày cho chiêu trò thiết lập COC riêng giữa ba nước Philippines, Việt Nam và Malaysia.
Tuy nhiên…

“Người Việt Nam biết ý đồ của Mỹ là đối xử với ASEAN theo kiểu “ăn bánh chưng”. Nếu ăn cả cái bánh chưng, họ sẽ chết nghẹn. Vì thế mà người Mỹ muốn cắt “cái bánh chưng ASEAN” ra từng miếng để ăn từng miếng. Tuy nhiên, Việt Nam là “cha đẻ của bánh chưng” nên biết tỏng điều này và ý đồ mượn tay Ferdinand Marcos Jr. làm “thuyết khách” chắc chắn thất bại. Hơn nữa, với vai trò của một trong các cường quốc khu vực dẫn dắt ASEAN, Việt Nam không thể để bất cứ một quốc gia nào trong ASEAN nghe theo sự xúi bẩy từ bên ngoài để phá vỡ sự thống nhất trong đa dạng của toàn khối”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh với Sputnik.

Sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khu vực ASEAN trong bối cảnh các định dạng quan hệ mới có thể được thiết lập

“Chắc chắn trong vòng ít nhất 10 năm tới, cuộc cạnh tranh địa chiến lược giữa Mỹ với Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á sẽ còn tiếp diễn với mức độ ngày càng gia tăng về cường độ, phức tạp hơn về mức độ và trên nhiều lĩnh vực. Cuộc cạnh tranh đó không chỉ diễn ra trên địa hạt quân sự-quốc phòng, không chỉ về chính trị-ngoại giao mà còn về các lĩnh vực kinh tế-đầu tư, tài chính-tiền tệ, truyền thông mạng và công nghệ cao, văn hóa và xã hội.v.v…”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhận định.
Riêng về lĩnh vực truyền thông và không gian mạng, các đối thủ sẽ mặc sức tung ra các thông tin thật có giả có, đơn lẻ hoặc đám đông, có nguồn hoặc không nguồn hoặc nguồn không tin cậy; rồi tuyên truyền “đen” có, tuyên truyền “trắng” có, và cả tuyên truyền “xám” cũng có. Tất cả chỉ đều nhằm hạ bệ đối thủ và nâng cao vị thế của mình. Trong bối cảnh này, đối với Việt Nam bản lĩnh, sự tự tin, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, tiềm lực khoa học và công nghệ và quan trọng nhất là tiềm lực về tổ chức và con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

a/ ASEAN không còn là những “cái bang” của thế giới

Từ hàng nghìn năm trước người Việt Nam đã có câu tục ngữ “Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết”. Câu tục ngữ này phản ánh thái độ yếm thế của những người nô lệ, tự coi mình là “con sâu, cái kiến”, cam phận nghèo hèn, triệt tiêu sự phản kháng. Đó cũng là những bi kịch mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng trong những “đêm dài Bắc thuộc”, trong chuỗi thời gian hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Nhưng giờ đây, thời thế đã đổi khác và người Việt Nam cũng đổi khác.
Tấm năng lượng mặt trời và tuabin gió sản xuất ra điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2023
Một mình Việt Nam chiếm gần 70% sản lượng điện mặt trời, điện gió của ASEAN
Ngày nay, ASEAN không phải là “ruồi muỗi” và Việt Nam lại càng không phải là “con sâu cái kiến”. Những số liệu về tiềm lực kinh tế, sức mạnh quốc phòng-an ninh, vị thế chính trị-ngoại giao, quyền lực mềm về bản sắc văn hóa của ASEAN đã chứng minh điều đó (Sputnik đã đề cập ở phần trên).
“Ngày nay, nhân loại đã có một sự lựa chọn hoàn toàn khác. Phần lớn các quốc gia, trong đó có một số cường quốc và nhiều đồng minh của Mỹ đã chọn con đường đi của chính mình, bất chấp những áp lực không hề nhỏ mà người Mỹ đã gây ra với họ”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh với Sputnik.
Một Trung Đông đang dần xa rời “cây gậy” điều khiển của Mỹ để bán dầu khí lấy “Nhân dân tệ” chứ không chỉ lấy Dollar. Một “sân sau” Mỹ-Latinh ngày càng trở nên “cứng đầu” hơn với một vài quốc gia đã theo gương Brazil mà nộp đơn xin gia nhập khối BRICS. Một Châu Phi ngày càng tiến đến công cuộc “giành độc lập lần thứ hai” để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ và phương Tây về kinh tế và chính trị. Một Châu Âu ngày càng phẫn nộ vì những người dân ở đây ngày càng nhận ra “sự thống trị vô hình” của người Mỹ đối với họ. Và cuối cùng, một Đông Nam Á với biểu tượng “cây lúa nước” cũng đã trở thành tấm gương cho nhân loại về tính cách độc lập, tự chủ, khéo léo và linh hoạt trong xử lý các tình huống phức tạp trong quan hệ đa phương.
Một ví dụ nữa: Việc Mỹ rút lui khỏi TPP. TPP vẫn ra đời dưới một cái tên mới là “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” (CP-TPP) với các điều khoản “thân thiện” hơn nhiều so với dự thảo TPP cũng như có tính mở cao hơn và tầm ảnh hưởng lớn hơn. Bất chấp mọi sự lôi kéo và phá bĩnh của người Mỹ, CP-TPP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 13/5/2023.
“Chưa hết! Sau 9 năm đàm phán, ngày 15/11/2020, tại Hà Nội, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã được ký kết giữa 10 quốc gia ASEAN với 5 đối tác chiến lược là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Và một lần nữa, người Mỹ đã không có mặt cho dù họ là một trong các đối tác lớn của ASEAN theo cơ chế ASEAN+. Và điều trớ trêu hơn nữa với người Mỹ là bằng động thái rút khỏi TPP ngày 23/1/2017, không ai khác, chính ông Donald Trump đã tạo ra một bước đệm cho RCEP ra đời”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu.

b/ Hình thái địa chiến lược mới và các định chế cân bằng toàn cầu không cho phép người Mỹ hay người Trung Quốc tự do hành động

“Cùng với các định chế kinh tế-chính trị quốc tế đã hình thành trước đó như EAEU, SCO, các diễn đàn kinh tế lớn như APEC, ASEM, Bác Ngao, Vladivostok, Saink Peterburg, Tokyo…, các tổ chức kinh tế lớn mà Mỹ không tham gia như OPEC (bao gồm OPEC+)… người Mỹ đang bị cô lập trên toàn cầu. Và với việc sử dụng bạo lực quân sự hoặc tiếp tay cho bạo lực quân sự đe dọa độc lập chủ nguyền của nhiều nước, người Mỹ lại càng bị cô lập hơn nữa. Do đó, họ sẵn sàng bấu víu vào bất cứ một “chiếc cọc” nào, bám vào bất kỳ một “mảnh phao” nào để duy trì cái gọi là “thế giới tự do” của họ. Vì vậy, khả năng họ có thể sử dụng ASEAN để gây hấn với Trung Quốc là không cao, nếu không nói là sẽ dẫn đến thiệt hại lớn cho chính họ”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhận định trong cuộc trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Còn người Trung Quốc, vì “đọc” được tình huống của người Mỹ nên họ không nhất thiết phải phản ứng quá mạnh mẽ trước những chiêu trò của người Mỹ. Chỉ riêng sự kiện quân đội Myanmar đã dẹp tan cuộc bạo loạn của người Shan do CIA yểm trợ ở khu vực giáp biên giới Trung Quốc đã chứng minh điều đó. Đòn “đánh thử” này của người Mỹ ban đầu được giới truyền thông Mỹ và phương Tây làm ầm ỹ chưa từng thấy. Họ làm như “nội chiến” ASEAN sắp nổ ra và đổ mọi trách nhiệm cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, các nước ASEAN đã phối hợp với chính quyền đương nhiệm ở Nay Pyi Taw giải quyết ổn thỏa trong sự im hơi lặng tiếng đáng xấu hổ của truyền thông Mỹ và phương Tây.
Xu hướng thế giới đa cực và đa dạng hóa quan hệ nhờ sự đan cài và phụ thuộc lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau về lợi ích là không thể đảo ngược. Đặc biệt là chuỗi cung ứng toàn cầu đang vượt ra ngoài sự kiểm soát của người Mỹ khi đồng Dollar ngày càng giảm giá trị trao đổi. Khi những giá trị lợi ích đan cài, xen kẽ tới cả các đồng minh chí cốt của Mỹ thì nhất cử nhất động của Mỹ đối với ASEAN sẽ sẵn sàng trở thành “con dao hai lưỡi” bởi chính các đồng minh của Mỹ sẽ không chấp nhận những tình huống gây bất lợi cho chính họ.
“Trong tình thế hiện nay, những dân tộc khôn ngoan, cho dù họ là cường quốc thì họ vẫn sẽ chọn cách thức trở thành “một thành viên bình đẳng” của “thế giới phẳng” chứ không mong trở thành “kẻ cao lớn duy nhất” trong “thế giới phẳng” ấy. Trong điều kiện các định dạng địa chính trị, địa chiến lược mới đã hình thành, mọi động thái can thiệp thô bạo của Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào vào công việc nội bộ của ASEAN chắc chắn sẽ gặp phải sự phản kháng. Bởi ASEAN đã thực sự “lột xác” và trở thành một trong các trung tâm quyền lực có trọng lượng trên thế giới”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.
Đường phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2024
Việt Nam cần bằng mọi giá tránh thành vai trò nơi đối đầu giữa các cường quốc

c/ Lôi kéo các quốc gia riêng lẻ trong ASEAN để thiết lập định dạng “quan hệ quốc tế đa phương tối thiểu” là khó khả thi

Cần nhắc lại rằng, không phải bất kỳ lúc nào, bất cứ ở đâu, kinh tế cũng quyết định chính trị. Đó là chưa kể đến việc khi đưa ra các quyết định hợp tác kinh tế với bất cứ đối tác nào, trên bất cứ lĩnh vực nào, nhà nước phải đặt lợi ích của dân tộc mình, của quốc gia mình lên trên hết và trước hết. Người Mỹ hay người Trung Quốc hoặc bất kỳ cường quốc nào đã không hề dễ dàng khi đặt quan hệ đối tác với ASEAN hay với từng nhóm nước trong ASEAN. Và họ lại càng không hề dễ dàng khi lôi kéo các quốc gia riêng lẻ hay các nhóm quốc gia trong ASEAN về phe mình khi mà lãnh đạo ASEAN đã thống nhất một đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và ưu tiên lợi ích cho các thành viên trong ASEAN.

“Để lôi kéo được các quốc gia riêng lẻ trong ASEAN nhằm mục đích thiết lập cái định dạng được gọi là “quan hệ quốc tế đa phương tối thiểu”, Hoa Kỳ hay Trung Quốc chỉ còn một cách là phá vỡ ASEAN. Nhưng xem ra biện pháp này khó khả thi, nếu không nói là không khả thi. Bởi kẻ làm tan vỡ ASEAN vì bất cứ mục đích riêng tư nào cũng sẽ phải “dọn đống rác” do chính nó bày ra. Những sự kiện diễn ra ở Afghanistan, ở Iraq, ở Syria và bây giờ ở Ukraina đã và đang chứng minh cho điều này”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.

Chuyên gia Nguyễn Hoàng cũng nói thêm là phương châm “Kiên định về nguyên tắc, linh hoạt trong vận dụng” của Việt Nam đã và đang được hầu hết các nước ASEAN vận dụng. Ngay cả Philippines, đồng minh chiến lược duy nhất của Mỹ trong thành phần ASEAN cũng phải tính toán đến việc “nước xa (Mỹ) không chữa được lửa gần (Trung Quốc)”. Một khi họ quay lưng lại với 9 thành viên còn lại trong khối thì khả năng người Mỹ sẽ không đến cứu họ mà hầu như chắc chắn là xẽ “xâm lược” họ một lần nữa dưới danh nghĩa “bảo hộ”.
Vì vậy, đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và các quốc gia trong cộng đồng ASEAN nói riêng, ổn định chính trị xã hội là điều kiện tiên quyết; củng cố quốc phòng và an ninh là quan trọng và thường xuyên; quan hệ quốc tế rộng mở và linh hoạt là cần thiết để làm điều kiện cho sự phát triển và tăng trưởng. Nếu chỉ vì mục tiêu tăng trưởng, phát triển mà hy sinh một trong những điều kiện kể trên thì bất kể “kẻ tốt bụng” bên ngoài có hứa hươu hứa vượn gì đi nữa, có cam kết gì đi nữa thì bại vong sẽ là điều chắc chắn và quốc gia-dân tộc sẽ trở nên lệ thuộc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала