Gói trừng phạt 13 của Mỹ nhằm vào MIR không ảnh hưởng tới thương mại Việt-Nga

© Sputnik / Mikhail Voskresenskiy  / Chuyển đến kho ảnhGiới thiệu thẻ thanh toán "Mir"
Giới thiệu thẻ thanh toán Mir - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2024
Đăng ký
Việc giao dịch bằng công cụ MIR chủ yếu do VRB thực hiện với tư cách là đối tác duy nhất của phía Nga nên hai bên vẫn có thể thực hiện các quan hệ thương mại theo mô hình song phương khép kín.
Gói trừng phạt Nga mới (thứ 13) của Mỹ có phạm vi rộng nhất kể từ tháng 2/2022. Nó liên quan tới hơn 500 công ty và cá nhân. Ngoài các công ty và công dân Nga, các lệnh trừng phạt của Mỹ còn ảnh hưởng đến các cấu trúc của UAE, Trung Quốc, Đức, Síp, Serbia, Ireland, Estonia, Phần Lan, Việt Nam và Kyrgyzstan. Hệ thống thẻ thanh toán quốc gia (NSCP), đóng vai trò là nhà điều hành thẻ Mir của Nga, đã bị trừng phạt.

Thẻ Mir được dùng ở Việt Nam như thế nào?

Trước thời điểm Liên bang Nga bị bao vây, cấm vận ngay sau khi “Chiến dịch quân sự đặc biệt” bắt đầu ở Ukraina, Việt Nam và Nga vẫn sử dụng cơ chế VISA của hệ thống SWIFT để thanh toán thương mại hai chiều. Mặc dù, cơ chế MIR đã được Nga khởi xướng từ những năm 2018-2019 để tránh phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT nhưng Việt Nam vẫn chưa vội sử dụng thẻ MIR.
Vấn đề nằm ở chỗ khi Mỹ và phương Tây loại Nga ra khỏi hệ thống SWIFT, đồng nghĩa với việc vô hiệu hóa thẻ VISA do Nga phát hành đã buộc Việt Nam phải sử dụng thẻ MIR trong trao đổi thương mại hai chiều giữa Nga và Việt Nam. Còn trong các giao dịch thương mại khác không có Nga tham gia hoặc không liên quan tới Nga, Việt Nam vẫn duy trì cơ chế VISA trong thanh toán thương mại đối ngoại.
© Sputnik / Ilya NaimushinТhẻ “Mir”
Тhẻ “Mir” - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2024
Тhẻ “Mir”
“Chính vì sự thay thế bắt buộc ấy mà ở Việt Nam hiện nay, chỉ có Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (VRB) là sử dụng thẻ MIR trong quan hệ thương mại song phương. Việt Nam chưa sử dụng thẻ MIR trong quan hệ với các đối tác ngoài Nga, kể cả Trung Quốc. Một ngân hàng khác dự kiến cũng sẽ sử dụng cơ chế MIR là Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) nhưng tất cả vẫn còn năm trên kế hoạch, chưa triển khai”, - Nhà nghiên cứu, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam Nguyễn Hồng Long phát biểu với Sputnik.
“Thẻ MIR đã được lưu hành ở Việt Nam từ năm 2018, thông qua hai ngân hàng được ủy quyền là VRB và BIDV. Nhưng được một thời gian, BIDV Việt Nam đã dừng cung cấp dịch vụ cho thẻ MIR do nguy cơ bị trừng phạt thứ cấp từ Hoa Kỳ”, - TS tài chính Lê Hòa nói với Sputnik.
Chuyên gia Nguyễn Hồng Long cũng nói thêm rằng, vì Việt Nam coi MIR là một phương tiện thanh toán song phương (Việt – Nga) chứ không phải là một phương tiện thanh toán đa phương nên việc thanh toán này vẫn diễn ra bình thường. Và vì MIR là một cơ chế-công cụ riêng, không phụ thuộc vào SWIFT nên Mỹ không thể có biện pháp nào để can thiệp vào cơ chế này. Họ chỉ còn một cách duy nhất là “trừng phạt” những nước sử dụng và lưu hành công cụ MIR.

Với gói trừng phạt 13 thì Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời câu hỏi trên của Sputnik, chuyên gia Nguyễn Hồng Long lưu ý: Mặc dù ý đồ của Mỹ là chặt đứt các mối dây liên hệ về tài chính giữa Nga với bên ngoài sau khi loại Nga ra khỏi hệ thống SWIFT nhưng cả đối tác, đồng minh lẫn đối thủ của Mỹ đều đã áp dụng cơ chế MIR như UAE, Trung Quốc, Đức, Síp, Serbia, Ireland, Estonia, Phần Lan, Việt Nam và Kyrgyzstan nên Mỹ khó mà thực hiện được mục tiêu này, đặc biệt là đối với Trung Quốc và Đức, các nước vẫn có mối dây liên hệ khá chặt chẽ với nền kinh tế Nga. Đơn giản là vì đối với các nước này, có nhiều thứ chỉ có thể mua được từ Nga một cách trực tiếp hoặc thông qua bên thứ ba.
“Cần lưu ý rằng ngay cả đối với Mỹ cũng có những hàng hóa, vật tư phải mua từ Nga như động cơ tên lửa RD, đất hiếm, uranium, titan và nhiều nguyên liệu chiến lược khác. Vì vậy, những lệnh cấm vận kiểu này rất dễ trở thành “cú đà đao” quật ngược trở lại phía Mỹ, khiến cho những lệnh cấm vận ấy sớm muộn sẽ bị vô hiệu hóa. Và hệ quả tất yếu là những lệnh cấm vận về tài chính-thương mại này không thể vực dậy nổi đồng Dollar Mỹ mà lại trở thành tác nhân làm cho thế giới thêm “xa lánh” đồng Dollar Mỹ”, - Chuyên gia Nguyễn Hồng Long nhận định.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin chụp ảnh chung với các đại biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2024
Nga — Việt Nam: Một người bạn cũ tốt hơn hai người bạn mới
“Đối với Việt Nam thì tỷ trọng kim ngạch trao đổi thương mại Việt – Nga là khá khiêm tốn so với các thị trường khác của Việt Nam trên toàn cầu nên ảnh hưởng của lệnh cấm từ Mỹ áp dụng lên thẻ MIR là khá nhỏ. Hơn nữa, tại Việt Nam chỉ có duy nhất một ngân hàng VRB lưu hành thẻ MIR nên việc trao đổi tài chính song phương thông qua cơ chế này vẫn diễn ra bình thường. Điều này có được là do Ngân hàng VRB có vai trò là một ngân hàng chuyên doanh đặc biệt và duy nhất, chỉ được sử dụng để thực hiện thanh toán hai chiều giữa Ruble và VND mà thôi”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.
“Tại Việt Nam, có khoảng 10 cây ATM được đặt tại các sân bay và khu du lịch của đất nước, nơi du khách có thể rút tiền mặt từ thẻ MIR. Hiện nay, chỉ VRB cung cấp dịch vụ liên quan tới thẻ MIR, cho nên sẽ không có ngân hàng Việt Nam nào bị ảnh hưởng bởi gói trừng phạt Nga thứ 13 của Hoa Kỳ cả”, - - TS tài chính Lê Hòa đưa ra nhận định với Sputnik.

Quan hệ thương mại và thanh toán giữa Việt Nam và Nga trong bối cảnh áp dụng gói trừng phạt Nga thứ 13

Theo nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng, mối quan hệ thương mại Việt – Nga vốn đã gặp khó khăn ngay từ khi các ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, tức là hai bên không thể dùng Dollar Mỹ để thanh toán hai chiều thông qua công cụ VISA. Và khi đó, cơ chế MIR được sử dụng như một giải pháp dự phòng hay một công cụ thay thế. Vì vậy, quan hệ thương mại hai nước vẫn hầu như không chịu ảnh hưởng bởi MIR là thứ hoàn toàn độc lập. Ngoài ra, nếu có ngân hàng nào của Việt Nam chịu ảnh hưởng thì chỉ có ngân hàng VRB chịu ảnh hưởng. Nhưng tỷ trọng của VRB trong hệ thống ngân hàng thương mại và tín dụng của Việt Nam lại không lớn. Nếu có rủi ro thì cả hệ thống ngân hàng Việt Nam sẵn sàng chia sẻ rủi ro với VRB. Nói cách khác, Mỹ có thể đánh sập một nền tài chính đơn phương, phụ thuộc vào USD chứ không thể đánh sập một hệ thống tài chính đa phương đang lưu hành và sử dụng nhiều đồng tiền mạnh cùng lúc.
SWIFT - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2024
Bộ Ngoại giao Nga nói về khả năng tạo ra cơ sở hạ tầng hệ thống SWIFT thay thế
“Việc giao dịch bằng công cụ MIR chủ yếu do VRB thực hiện với tư cách là đối tác duy nhất của phía Nga nên hai bên vẫn có thể thực hiện các quan hệ thương mại theo mô hình song phương khép kín. Tất nhiên là cách thức thanh toán kiểu này cũng có những bất tiện nhất định nhưng điều quan trọng hơn là nó làm cho quan hệ thương mại Việt – Nga dần dân thoát khỏi sự chi phối của đồng Dollar”, - Chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.
Cần nói thêm là những ai đã quen dùng Dollar để tiêu dùng rất khó tưởng tượng được rằng một cái “chợ quê” mà người ta thỏa thuận buôn bán bình đẳng với nhau nhiều khi lại hữu dụng hơn hẳn một “siêu thị” lớn do các “đại gia” cai quản và chi phối.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала