Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: “Chúng tôi nghiêm túc kiểm điểm rất sâu sắc”

© Ảnh : TTXVN - Phạm Trung KiênBộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Đăng ký
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thừa nhận, vụ chuyến bay giải cứu xảy ra là rất đau xót. Sau sự việc, ngành ngoại giao đã nghiêm túc kiểm điểm sâu sắc, rút ra một số biện pháp và sẽ làm kiên quyết, kiên trì.
Trong phiên chất vấn hôm nay, Bộ trưởng Ngoại giao cũng đã trả lời về vấn đề nhiều cán bộ, học sinh học xong không trở về nước, cũng như việc còn khá ít quốc gia miễn thị thực cho công dân Việt Nam.

“Sự việc chuyến bay giải cứu là rất đau xót”

Chiều 18/3, tại phiên họp 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn với nhóm vấn đề liên quan lĩnh vực ngoại giao.
Đề cập đến vấn đề vừa qua nhiều cán bộ lãnh đạo ngành ngoại giao vi phạm pháp luật trong đại án “chuyến bay giải cứu”, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị) đặt câu hỏi, liệu đây có phải là phần nổi của tảng băng chìm trong công tác cán bộ của ngành ngoại giao.
“Bộ trưởng có ý kiến gì về vấn đề này và Bộ trưởng sẽ làm gì để phòng ngừa, ngăn chặn triệt để tiêu cực trong nội bộ ngành để lấy lại hình ảnh, uy tín của ngành ngoại giao trước nhân dân cũng như bạn bè quốc tế”, VOV dẫn lời đại biểu Thắng.
Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thừa nhận, “sự việc chuyến bay giải cứu xảy ra là rất đau xót” đối với ngành ngoại giao, với cá nhân và gia đình cán bộ vi phạm.
Kỳ họp thứ 38 Ủy ban Kiểm tra Trung ương - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Bà Hoàng Thị Thuý Lan và ông Lê Duy Thành bị đề nghị kỷ luật sau lệnh bắt 10 ngày
“Chúng tôi nghiêm túc kiểm điểm rất sâu sắc” – vị tư lệnh ngành ngoại giao chia sẻ tại phiên chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, sau vụ việc trên, ngành đã rút ra một số biện pháp và sẽ làm kiên quyết, kiên trì. Trong đó có việc tăng cường phổ biến quán triệt, giáo dục pháp luật phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là chú trọng công tác chính trị tư tưởng.
“Ngành ngoại giao là ngành bên ngoài tác chiến độc lập mà không giữ được bản lĩnh, phẩm chất đạo đức thì làm sao triển khai”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhận định.
Bên cạnh đó, ông Sơn cho rằng cần đề cao gương mẫu, trách nhiệm người đứng đầu. Quán triệt sâu sắc tinh thần phụng sự nhân dân, lấy người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm phục vụ.
Ngành ngoại giao cũng sẽ đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng đạo đức cán bộ, công chức, người lao động. Công khai minh bạch trong tổ chức hoạt động. Rà soát hoàn thiện quy chế, quy trình, trọng tâm là công tác lãnh sự và bảo hộ công dân, trước hết là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
“Mong Quốc hội theo dõi, thấy có bất cứ hiện tượng nào bên ngoài cứ phản ánh”, ông Sơn bày tỏ.
Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Đồng chí Dương Văn An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Tân Bí thư Vĩnh Phúc lập tức có tuyên bố cứng rắn
Được biết, Bộ Ngoại giao hiện đã xây dựng 76/80 quy trình cấp bộ và trên 100 quy trình xử lý công việc. Trong đó, một nửa quy trình là xử lý công việc liên quan lãnh sự. Tất cả đều được làm công khai, minh bạch theo đúng quy trình, quy định để vào nề nếp.
Tư lệnh ngành ngoại giao nhấn mạnh đến việc tiếp tục xây dựng các chế độ chính sách cho cán bộ, người lao động ở Bộ.
Ông cùng bày tỏ cảm ơn Chính phủ và mong muốn các đại biểu, cơ quan của Quốc hội ủng hộ nâng cao sinh hoạt phí của các thành viên cơ quan đại diện ở nước ngoài, để người lao động có động lực, cũng như thể hiện tầm vóc nền ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, về công tác cán bộ, ngành thực hiện xây dựng quy chế, quy trình từ khâu bổ nhiệm trưởng cơ quan đại diện. Tháng 11/2023, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã ban hành quy chế, tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ và quy chế, quy trình bổ nhiệm trưởng cơ quan đại diện và bổ nhiệm cán bộ cơ quan đại diện đảm bảo đúng, đầy đủ năng lực, phẩm chất, bản lĩnh chính trị.
“Đồng thời thực hiện chuyển đổi số trong công tác ngoại giao, cải cách thủ tục hành chính; triển khai nghiêm túc công tác kiểm soát, kê khai tài sản thu nhập”, Bộ trưởng Sơn thông tin.

Đang đàm phán 80 nước miễn thị thực cho Việt Nam

Về phần mình, đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) phản ánh, thời gian gần đây, Việt Nam đã đơn phương miễn thị thực đối với một số nước nhằm thu hút du lịch, tạo thuận lợi cho việc đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tuy nhiên, vẫn còn khá ít quốc gia miễn thị thực cho công dân Việt Nam, và việc xin thị thực của công dân Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
"Tôi xin hỏi Bộ trưởng, vai trò của Bộ Ngoại giao trong vấn đề này như thế nào? Bộ có giải pháp gì để cải thiện tình hình này, tạo thêm thuận lợi cho công dân Việt Nam khi đi ra nước ngoài và việc tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp visa cho người nước ngoài vào Việt Nam cho tương xứng với vị thế của đất nước trong giai đoạn hiện nay?", báo Thanh niên dẫn lời đại biểu Yên.
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 UBTV Quốc hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói gì về lỗ hổng kiểm toán ở SCB?
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, vị thế, uy tín đất nước chưa bao giờ được như ngày hôm nay. Bạn bè thế giới rất quan tâm Việt Nam, coi Việt Nam là điểm đến an toàn, hiệu quả, có nhiều danh lam, thắng cảnh.
Vừa qua, để thúc đẩy giao lưu quốc tế, Quốc hội đã sửa đổi luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài, tạo nhiều điều kiện thuận lợi như mở rộng thời gian lưu trú, tăng cường cấp thị thực (visa) du lịch.

"Vừa rồi thăm Úc, các bạn Úc đánh giá cao chúng ta triển khai visa du lịch rất thuận tiện cho nước ngoài", ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, hiện có 13 nước mà Việt Nam miễn thị thực đơn phương. Đây là các địa bàn du lịch trọng điểm có nhiều du khách đến Việt Nam. Bộ Ngoại giao cũng đã đàm phán với 15 nước thực hiện miễn thị thực song phương.
"Như vậy chúng ta có 28 nước mà công dân có thể đi lại được với nhau. Đây là hướng chính chúng tôi triển khai thời gian tới", ông Sơn cho hay.
Theo ông, việc này nhằm làm sao cho công dân Việt Nam ra nước ngoài cũng như công dân nước bạn vào Việt Nam thuận lợi, từ đó tăng vị thế của Việt Nam.
Bộ trưởng Sơn nói thêm, trong điều kiện chưa làm được hộ chiếu phổ thông thì Bộ Ngoại giao đang đàm phán 80 nước miễn thị thực song phương về hộ chiếu ngoại giao và công vụ, tạo thuận lợi cho lãnh đạo, bộ ngành địa phương đi nước ngoài.
"Tới đây chúng tôi tiếp tục đàm phán để ký hiệp định miễn thị thực song phương, vừa tạo thế cho công dân nước ta ra nước ngoài và ngược lại công dân nước ngoài vào Việt Nam", vị tư lệnh ngày chia sẻ.
Ông Lê Ngọc Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
PVN có tân CEO

Về vấn đề du học sinh, người lao động ở lại nước ngoài

Trong khi đó, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề cập tình trạng, vừa qua có không ít trường hợp du học sinh, giảng viên các trường đại học cử tu nghiệp đi nước ngoài nhưng không về, làm ảnh hưởng đến các đối tượng khác có nhu cầu đi học.
"Vậy trách nhiệm của đại sứ quán, tổng lãnh sự có biện pháp gì can thiệp để trục xuất các đối tượng này về nước, để lập lại kỷ cương", đại biểu chất vấn.
Về điều này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, sau dịch Covid-19, giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Năm 2022, chỉ có khoảng 3,8 triệu lượt công dân ra nước ngoài nhưng đến năm 2023 đã có hơn 10 triệu công dân ra nước ngoài.
"Số lượng lao động, du học quay trở lại các nước tăng rất nhanh", Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết.
Ông Sơn thừa nhận, vừa qua có tình trạng trốn ở lại, kể cả lao động và du học sinh, làm ảnh hưởng đến hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác.
Liên quan vấn đề này, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ ngành xây dựng quy trình, quy chế để đào tạo đội ngũ lao động vừa chấp hành tốt nội quy, quy định của nước sở tại, đồng thời đóng góp vào kinh tế xã hội nước sở tại và quan hệ hai nước.
Theo ông, lượng du học sinh ra nước ngoài rất đông. Qua các cuộc gặp với lãnh đạo chủ chốt, đa số các em đều muốn về nước cống hiến phục vụ, nhưng cũng tỏ ra băn khoăn khi điều kiện ở nước ngoài tốt hơn.
UBTV Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Đường bộ - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Hôm nay Bộ trưởng Tài chính, Ngoại giao đăng đàn trả lời chất vấn nhiều vấn đề "nóng"
Vị tư lệnh ngành cho biết, vừa rồi lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng đã nói rõ, nếu các cháu học sinh thấy phát huy được thì sau khi học xong cứ ở lại nước sở tại, đóng góp theo đúng quy định pháp luật, cũng là góp phần đóng góp vào kinh tế xã hội các nước, mà quan trọng hơn là làm cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam với các đối tác. Đồng thời, tri thức các bạn cũng được trau dồi, sau này về đóng góp cho đất nước tốt hơn.
"Một số trường hợp trốn ở lại, chúng tôi sẽ phối hợp với bộ ngành để thông tin, làm việc với các đối tác để các bạn hiểu trong bối cảnh hiện nay", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала