Không phải Trung Nguyên, ai mới là “ông trùm” cà phê hoà tan Việt Nam?

© Flickr / Allagash BrewingCà phê hạt
Cà phê hạt - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Đăng ký
Vượt qua những ông lớn như Cà phê Ngon, Nestle và cả Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ – “vua” cà phê Việt Nam, Outspan Việt Nam là công ty thống trị mảng xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan niên vụ 2022 – 2023.
OLAM, công ty mẹ của Outspan, là doanh nghiệp hàng đầu thế giới về nông nghiệp và thực phẩm, chuyên cung cấp nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm liên quan cho khách hàng toàn cầu.

Đã rõ “ông trùm” cà phê hoà tan Việt Nam

Việt Nam là thị trường xuất khẩu cà phê số 2 thế giới, chỉ sau Brazil. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê rang xay – hoà tan được xem là mảng kinh doanh khốc liệt nhất, với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài.
Tạp chí Người đưa tin dẫn số liệu từ Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết, trong niên vụ 2022 – 2023, Outspan Việt Nam – công ty con của OLAM, là đơn vị thống trị mảng này xét theo kim ngạch xuất khẩu.
Theo đó, Outspan Việt Nam đã xuất khẩu 17,5 nghìn tấn sản phẩm với kim ngạch đạt 100,6 triệu USD, xếp trên nhiều đối thủ lớn khác như Cà phê Ngon, Nestle và Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ – “vua” cà phê Việt Nam.
Cụ thể, chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên – Nhà máy Cà phê Sài Gòn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ xếp vị trí thứ 4 trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê rang xay hòa tan với sản lượng xuất khẩu hơn 14.700 tấn, giá trị thu về gần 74,6 triệu USD.

Công ty mẹ của Outspan Việt Nam “khủng” thế nào?

Được biết, OLAM là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành nông nghiệp và thực phẩm, chuyên cung cấp nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm liên quan cho khách hàng trên toàn thế giới.
Đồn điền cà phê ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2024
Giá cà phê Việt Nam vượt đỉnh lịch sử
Thành lập từ năm 1989 tại Nigeria, OLAM đã chuyển trụ sở tới London và sau đó đưa toàn bộ hoạt động về Singapore năm 1996. Cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này là Temasek – quỹ đầu tư Nhà nước của Singapore (chiếm 54% cổ phần). Ngoài ra, Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản) cũng là cổ đông lớn của OLAM.
Năm 2020, OLAM tiến hành tái cơ cấu, chia lại bộ máy hoạt động thành 2 công ty chính là Olam Food Ingredients (OFI) và Olam Global Agri (OGA). Trong đó, OFI chuyên phát triển và xuất khẩu các loại hạt giá trị cao như ca cao, cà phê, các loại hạt, gia vị và sữa.
Còn lại, OGA chủ yếu đẩy mạnh hoạt động trong mảng ngũ cốc, thức ăn chăn nuôi, dầu ăn, bông cùng các dịch vụ liên quan đến hàng hoá…
Với việc tái cơ cấu này, tập đoàn có thể tập trung nguồn lực hơn vào các loại nông sản trọng điểm, có khả năng sinh lời cao và cắt giảm các mảng kinh doanh không đem lại kết quả mong muốn.
Những năm gần đây, OLAM ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng, chủ yếu nhờ sự đóng góp từ OGA. Năm 2022, tập đoàn xuất khẩu được 42 triệu tấn sản phẩm nông nghiệp, trong đó 89% tới từ OLAM Agri, mang về doanh thu 54 tỷ SGD (40,6 tỷ USD – tăng gần 17% so với năm trước) cho tập đoàn.
Các sản phẩm của OLAM được xuất khẩu đi khắp các nước trên thế giới, trong đó khu vực châu Á, Trung Đông và Úc chiếm tỷ trọng cao nhất (49%), theo sau là khu vực châu Âu (18.1%).
Tại Việt Nam, OLAM đã hoạt động được hơn 20 năm và trở thành một trong những nhà thu mua, chế biến và xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều… hàng đầu. Tập đoàn đã đưa mặt hàng gạo cùng nhiều sản phẩm nông sản khác của Việt Nam tới hơn 20 quốc gia trên thế giới thông qua chuỗi cung ứng của mình, góp phần quảng bá chất lượng sản phẩm Việt Nam tới ra quốc tế.
Công ty cũng xây dựng nhiều nhà máy tại Việt Nam, trong đó có các nhà máy chế biến hạt điều, tiêu và hạnh nhân tại Biên Hoà, hạt điều tại Gia Lai và cà phê, lúa gạo ở Long An. Như vậy, Việt Nam đã và đang là một trong những thị trường trọng điểm của OLAM trong sản xuất kinh doanh.
Trong những năm tới, OLAM vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Việt Nam với các mặt hàng nông nghiệp chủ lực như lúa gạo, cà phê, hạt điều… Với sự hỗ trợ từ nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới này, nông sản Việt đang dần chiếm lĩnh thị phần lớn hơn trên thế giới, với sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu những mặt hàng này ngày một được cải thiện hơn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала