Mọi thứ sẽ khác? Các nhà khoa học chính trị bình luận về lời kêu gọi của Macron tới Vucic

© AP Photo / Susan WalshTổng thống Pháp Emmanuel Macron
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2024
Đăng ký
Lời kêu gọi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron yêu cầu chính quyền Serbia phối hợp các quyết định về chính sách đối ngoại với Liên minh châu Âu đã được các nhà khoa học chính trị Kirill Koktysh và Igor Shatrov bình luận trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Serbia cần “phối hợp chặt chẽ hơn” các quyết định chính sách đối ngoại với Liên minh châu Âu.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Giáo sư Khoa Lý thuyết Chính trị tại MGIMO, Tiến sĩ Khoa học Chính trị Kirill Koktysh bày tỏ quan điểm rằng Macron đang cố gắng xoa dịu tình hình sau quyết định của ủy ban chính trị PACE chấp thuận việc nhập Kosovo chưa được công nhận vào Hội đồng Châu Âu, gây ra sự phẫn nộ trong chính quyền Serbia.
"Serbia đã chịu áp lực trong một thời gian dài, chủ yếu từ Liên minh châu Âu và áp lực khá mạnh. Sau quyết định không thân thiện gần đây của EU đối với Serbia, Macron đang cố gắng đóng vai cảnh sát tốt, giải thích rằng nếu Serbia cư xử tốt thì mọi thứ sẽ khác một chút", Kirill Koktysh nói.

Tăng cường hợp tác với Nga

Về phần mình, nhà khoa học chính trị, người đứng đầu hội đồng chuyên gia của Quỹ phát triển chiến lược, Igor Shatrov, bày tỏ quan điểm rằng lời nói của Macron là sự tiếp tục gây áp lực lên Belgrade.

"Đương nhiên, đây là áp lực. Và điều quan trọng nhất là, trong khi yêu cầu Serbia phục tùng lợi ích của Liên minh châu Âu, bản thân Liên minh châu Âu lại không làm gì để bảo vệ lợi ích của Serbia. Áp lực này là do Serbia , mặc dù có tâm thế gia nhập EU, nhưng không những không từ chối hợp tác với Liên bang Nga mà còn củng cố và mở rộng sự hợp tác này bằng mọi cách có thể. Và mọi áp lực từ Liên minh châu Âu đều nhằm mục đích đảm bảo rằng Serbia chấm dứt quan hệ với Nga và đóng vai trò là người tham gia mặt trận chống Nga", - ông Igor Shatrov nói trên đài phát thanh Sputnik.

Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Brussels - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2024
Tướng NATO bị công kích ở Pháp vì phát ngôn quá thái về Putin

Vai trò thủ lĩnh của Pháp

Nhà khoa học chính trị này cũng giải thích lý do tại sao chính Macron lại quyết định kêu gọi Serbia phối hợp các quyết định với EU.
"Macron đưa ra những tuyên bố như vậy bởi vì ở giai đoạn này, ông ấy tự coi mình là nhà lãnh đạo châu Âu. (Thủ tướng Đức Olaf) Scholz đơn giản đã trở thành một món đồ chơi trong tay người Mỹ, và đây là cách hiểu chung của cộng đồng châu Âu. Khi khoảng trống như vậy xuất hiện ở châu Âu, Macron, mặc dù không thực sự nhận được bất kỳ sự ủng hộ nghiêm túc nào ở cấp độ cử tri hay cấp độ giới tinh hoa, song vẫn đang cố gắng bằng lời nói để thể hiện tính vaitrò thủ lĩnh của Pháp ở châu Âu, đó là lý do tại sao ông ấy phát biểu thay mặt cho Liên minh châu Âu,” - Shatrov lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала