Việt Nam thiếu kỹ sư trưởng có khả năng thiết kế hoàn chỉnh một con chip

© Sputnik / Aleksey KudenkoChip điện tử
Chip điện tử - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.04.2024
Đăng ký
Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội và các yếu tố cần thiết phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn.
Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia, Việt Nam cần 10.000 kỹ sư vi mạch bán dẫn mỗi năm và hiện kỹ sư Việt chỉ giỏi trong một công đoạn thiết kế, thiếu những kỹ sư trưởng có khả năng thiết kế hoàn chỉnh một con chip.

Việt Nam có nhiều cơ hội trong ngành chip bán dẫn thế giới

Theo thông tin được nêu tại Hội thảo “Định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”, sáng 17/4 tại Đại học Bách khoa Hà Nội, mỗi năm, Việt Nam cần 10.000 kỹ sư vi mạch bán dẫn.
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt dẫn hình ảnh chip bán dẫn nói riêng, ngành bán dẫn nói chung như những "hạt gạo" bởi nó nuôi sống toàn bộ các lĩnh vực khác nhau trong kỷ nguyên công nghệ, là chìa khoá cho các công nghệ số trong tương lai.
Theo đó, ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan trưng bày sản phẩm công nghệ cao của Tập đoàn Viettel. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2024
Viettel được yêu cầu sản xuất chip bán dẫn sau khi làm chủ một số công nghệ lõi
Ông lưu ý, hơn 30 năm qua, chuỗi giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn đã được định hình và có hàng rào gia nhập cao, rất khó để các quốc gia đang phát triển có thể tham gia, tuy nhiên, với sự tái định vị chuỗi giá trị ngành bán dẫn và sự cạnh tranh công nghệ giữa các nền kinh tế lớn, Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội và các yếu tố cần thiết phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn.
Việt Nam đã thu hút nhiều tập đoàn lớn ngành vi mạch bán dẫn như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan với khoảng trên 40 công ty, nhiều công ty trong nước cũng gia nhập thị trường như Viettel, FPT, VNChip. Theo đó có tiềm năng nâng cao vị trí trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Việt Nam cũng đã xây dựng hành lang pháp lý ưu tiên thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp bán dẫn thông qua Luật Đầu tư và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp - bổ sung các ưu đãi đặc biệt cho các dự án CNC, quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, trong đó bao gồm các dự án sản xuất bán dẫn.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia; đề án tiếp nhận công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực thiết kế và sản xuất phần cứng vi mạch tiên tiến, cùng hoạt động ươm tạo doanh nghiệp lĩnh vực vi mạch điện tử... là cơ sở góp phần chuẩn bị nhân lực cho ngành công nghiệp này.

“Công nghệ sản xuất chip vi điều khiển, linh kiện bán dẫn…là một trong những công nghệ lõi được định hướng phát triển trong thập kỷ tới”, Bộ trưởng dẫn chiến lược phát triển Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo và cho rằng cần các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn.

Theo người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, các chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài, kết nối hình thành hệ sinh thái trong lĩnh vực công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam.
Công nghệ sản xuất chip - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2024
Nguồn cung cấp chip của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm một nửa
“Chúng ta cần thảo luận để đề xuất định hướng nghiên cứu phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong từng công đoạn sản xuất: thiết kế, chế tạo, đóng gói, kiểm thử, chuyển giao công nghệ, phân phối sản phẩm vi mạch bán dẫn; nghiên cứu phát triển các thiết bị sản xuất vi mạch bán dẫn và sản phẩm liên quan”, Bộ trưởng nói.

Việt Nam cần 10.000 kỹ sư bán dẫn mỗi năm

Phát biểu tại hội thảo, theo PGS.TS Trương Việt Anh, Trưởng ban Khoa học công nghệ, Đại học Bách khoa Hà Nội, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam cần 10.000 kỹ sư mỗi năm.
“Thị trường nhân lực thiếu hụt trở thành cơ hội có thể tận dụng”, ông Trương Việt Anh nói nhưng hiện cũng có thách thức như nhu cầu thị trường thay đổi theo chu kỳ ngắn và nhanh.
Độ cạnh tranh và việc đầu tư khoa học công nghệ còn nhỏ lẻ; phần mềm máy móc đắt tiền, kinh phí đào tạo kỹ sư phần cứng cao, sinh viên ưu tiên lựa chọn các ngành phần mềm hơn.
Báo Vnexpress trích dẫn lời của vị chuyên gia cho hay, cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu công nghệ lõi R&D (nghiên cứu và phát triển). Nguồn nhân lực này tương ứng với yêu cầu của công nghiệp bán dẫn.
“Việc hình thành các Trung tâm nghiên cứu R&D bán dẫn là cần thiết”, theo PGS.TS Trương Việt Anh để giúp thúc đẩy nghiên cứu và đào tạo nhân lực nghiên cứu có trọng tâm, trọng điểm và hội nhập quốc tế.
Trong khi đó, các cơ sở nghiên cứu có vai trò dẫn dắt, nâng cao năng lực mạng lưới các nhóm nghiên cứu trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế/thu hút chuyên gia.
Logo TSMC của công ty Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2024
Tập đoàn TSMC Đài Loan khôi phục 70% sản xuất chip sau trận động đất
Ông Anh kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ có chương trình, nhóm nhiệm vụ độc lập cho các trung tâm nghiên cứu mạnh phát triển sản phẩm, công nghệ về công nghiệp bán dẫn, nội địa hóa sản xuất.

Việt Nam thiếu kỹ sư trưởng có thể thiết kế được cả con chip hoàn chỉnh

Bàn về 1 khía cạnh quan trọng khác, PGS.TS Phạm Trần Vũ, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM dẫn ra một thực tế.
Theo đó, hầu hết công ty làm về kiểm tra và thiết kế vật lý vi mạch đang cần tuyển nhiều kỹ sư thiết kế vi mạch cho phần frontend và backend.
Tuy nhiên, kỹ sư Việt chỉ giỏi trong một công đoạn thiết kế. Theo ông Vũ, Việt Nam thiếu những kỹ sư trưởng có khả năng thiết kế hoàn chỉnh một con chip.
Do đó mục tiêu đào tạo hướng tới kỹ sư Việt tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, đồng thời làm chủ được quy trình thiết kế các vi mạch phức tạp, thiết kế thành công các vi mạch.
Dự đoán nhu cầu nguồn nhân lực bán dẫn, đến năm 2030 Việt Nam sẽ cần khoảng 15.000 kỹ sư cho khâu thiết kế và 35.000 nhân lực ở công đoạn sản xuất và đóng gói kiểm tra.
Để có đội ngũ nhân lực kinh nghiệm, PGS Vũ cho rằng cần xây dựng chương trình đào tạo thiết kế vi mạch bậc đại học và sau đại học, phòng thí nghiệm và phát triển hợp tác quốc tế, doanh nghiệp về bán dẫn.
Logo TSMC trên tòa nhà trụ sở chính tại thành phố Tân Trúc, Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2024
TSMC tạm ngừng sản xuất khiến khủng hoảng thị trường chip thêm trầm trọng và gia tăng nhu cầu
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Việt Nam có đủ năng lực phát triển công nghiệp bán dẫn và một hệ thống chính trị được đánh giá ổn định, vị trí địa lý thuận lợi. Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính rất quan tâm việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển ngành bán dẫn ở Việt Nam.
Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành xây dựng chiến lược, chương trình hành động để phát triển ngành này ở Việt Nam, xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư cho ngành công nghiệp này đến năm 2030.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала