"Không thể phát hiện". Vũ khí bí mật đang được phát triển để chống lại Nga

© Ảnh : Northrop GrummanNguyên mẫu tàu lặn Manta Ray
Nguyên mẫu tàu lặn Manta Ray - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2024
Đăng ký
Công ty quốc phòng Mỹ trình làng nguyên mẫu phương tiện dưới nước Manta Ray. "Cá đuối" không người lái được thiết kế cho các nhiệm vụ độc lập lâu dài ở độ sâu đại dương. Dự án triển khai các giải pháp kỹ thuật tiên tiến có khả năng thay đổi các cuộc chiến tranh trong tương lai.

"Con người không thể làm điều đó"

Hình ảnh phương tiện không người lái được Northrop Grumman đăng tải hồi đầu tháng 4 trên mạng xã hội. Tập đoàn đang cạnh tranh để giành được hợp đồng theo chương trình của Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA). Mục đích là tạo ra thiết bị không người lái dưới nước cho hoạt động lâu dài “nơi con người không thể tiếp cận”.
Nhìn bên ngoài, thiết bị này trông giống chiếc máy bay được chế tạo theo sơ đồ "cánh bay" và vừa giống một con cá đuối. Quảng cáo của Northrop Grumman từ năm ngoái thông báo điểm tương đồng với động vật biển không chỉ giới hạn ở điều này: chuyển động của cá sụn ở biển cũng được bắt chước mô phỏng. Đúng vậy, nguyên mẫu có phần khác so với video: nếu trước đó có bốn chân vịt thì bây giờ rõ ràng chỉ còn hai, The War Zone lưu ý.
Tàu ngầm hạt nhân đề án “Borey” - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2024
Sonar tàu ngầm Borei của Nga có khả năng "nghe" được dưới nước xa hơn 100 km so với tàu ngầm Mỹ

Tự cung cấp năng lượng

Thời gian hoạt đông thực hiện nhiệm vụ của"cá đuối" sẽ được đảm bảo bằng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, mà bản chất của công nghệ không được tiết lộ. Tập đoàn cho biết Manta Ray sẽ có thể nằm yên dưới đáy trong chế độ ngủ.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất được đặt ra trước mắt các nhà phát triển tại DARPA là dạy cho thiết bị dưới nước cách tự tạo ra năng lượng một cách độc lập. Northrop Grumman tuyên bố họ đã có công nghệ như vậy. Ở đây đang nói về khái niệm Mission Unlimited (Nhiệm vụ không giới hạn). Bộ phận Seatrec chuyển đổi độ chênh nhiệt độ của đại dương thành điện năng - tức là sự khác biệt giữa nước ấm trên bề mặt và nước lạnh bên dưới đại dương. Tàu lặn không người lái có thể được sạc tự động từ một trạm cung cấp năng lượng như vậy.
Tàu ngầm mang tên lửa Knyaz Vladimir - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2022
Hạm đội tàu ngầm Nga sẽ trở nên “yên lặng” hơn
Ngoài chức năng "ổ cắm", Mission Unlimited còn đóng vai trò là ăng-ten, truyền thông tin từ tàu lặn không người lái đến các vệ tinh. Hạn chế duy nhất của công nghệ là hiện giờ nó mới chỉ tồn tại trên giấy.
Kích thước của Manta Ray vẫn chưa được biết đến nên rất khó để đánh giá đặc điểm tính năng cụ thể của thiết bị. Thông số kỹ thuật do DARPA đặt ra thể hiện tàu lặn không người lái phải mang “trọng tải lớn”.The War Zone gợi ý "cá đuối" có thể mang theo thiết bị không người lái nhỏ hoặc thậm chí là đầu đạn. Các nhiệm vụ khả thi khác bao gồm lập bản đồ dưới nước, phát hiện mìn và giám sát thụ động.

Cỡ lớn và rất lớn

Do đặc thù môi trường, việc điều khiển thiết bị không người lái dưới nước khó hơn UAV trên không hoặc trên mặt đất. Do đó, ấn phẩm cho rằng sẽ có thể cung cấp mức độ tự hành cần thiết nhờ hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Các nhà phát triển cho biết: thiết bị được thiết kế sao cho có thể dễ dàng vận chuyển và nhanh chóng đưa về trạng thái sẵn sàng hoạt động. Họ hứa sẽ bắt đầu thử nghiệm nguyên mẫu trong vòng một năm.
Chuẩn bị cho chuyến bay của máy bay Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga tại sân bay ở hướng Kharkov - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2024
Chuyên gia cho biết Nga sẽ sử dụng bom nổ mạnh FAB-3000 như thế nào
Công ty Northrop Grumman có đối thủ cạnh tranh, đó là thiết bị không người lái hàng hải của Pac Mar Technologies. Thiết bị đã được thử nghiệm dưới nước tháng 9 năm 2023. Hiện vẫn chưa rõ DARPA sẽ lựa chọn dự án nào.
Một loại thiết bị không người lái mới có khả năng mang tải trọng lớn và có thể hòa lẫn vào môi trường biển cả chỉ là một phần trong nhiều loại phương tiện dưới nước đang được phát triển ở Mỹ. Thật vậy, ngoài chương trình Manta Ray, còn có thiết bị không người lái Orca siêu lớn, hay XLUUV, được thiết kế để đặt rào chắn mìn, cùng với những mục đích khác. Đúng là việc thực hiện dự án này đang bị trì hoãn.

Cuộc chiến thiết bị không người lái dưới nước

Triển vọng sử dụng thiết bị không người lái dưới biển đang được xem xét ngày nay. Có lẽ, cuộc chiến sẽ diễn ra đối với các hệ thống thông tin liên lạc ngầm dưới nước. Các cuộc xung đột hiện đại đã bộc lộ tính dễ bị tổn thương của chúng. Đường ống dẫn khí “ Dòng chảy Bắc” bị nổ ở Biển Baltic, cáp Internet bị nổ ở Biển Đỏ. Không biết chính xác ai đã làm điều đó và bằng cách nào, nhưng rõ ràng là thiết bị không người lái tự động trên biển có khả năng thực hiện những nhiệm vụ như vậy.
Và cách tốt nhất để đối phó với chúng là sử dụng các thiết bị không người lái khác. Ở Nga, công nghệ đã được phát triển để bảo vệ cơ sở hạ tầng khỏi sự phá hoại như vậy. Phương tiện dưới nước không người lái "Argus", đầy hứa hẹn, sẽ có thể phát hiện vật thể lạ trong đường ống, nhận ra nguồn nguy hiểm trong đường ống và truyền dữ liệu đến tàu hỗ trợ.
Người Nga cũng tạo ra các loại vũ khí tấn công. Trong đó có mục đích chiến lược - đặc biệt là dự án hạt nhân Poseidon được công bố trong thông điệp của Tổng thống Nga gửi Quốc hội Liên bang năm 2018.
Pháo tự hành Koalitsiya-SV thuộc đơn vị cơ giới đóng quân tại Moskva  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2023
"Điều này sẽ làm thay đổi mọi thứ". Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí mới
Các nước khác cũng có kế hoạch tương tự. Vào năm 2023, người ta biết phương tiện dưới nước Khiel-1 mang đầu đạn hạt nhân đang được CHDCND Triều Tiên thử nghiệm. Thiết bị này được giới thiệu tại cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng.
Trung Quốc cũng tham gia vào việc này. Ít nhất kể từ năm 2010, họ đã đầu tư nguồn lực đáng kể vào các tàu ngầm không người lái trang bị vũ khí ngư lôi có khả năng theo dõi và tấn công tàu ngầm đối phương.
Theo ý kiến giới chuyên gia, thiến bị không người lái dưới nước sẽ đóng vai trò quyết định trong các trận chiến trên biển trong tương lai.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала