VPBank sẽ nhận chuyển giao bắt buộc 1 ngân hàng 0 đồng của Việt Nam

© Sputnik / Taras IvanovNgân hàng VPBank
Ngân hàng VPBank - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2024
Đăng ký
VPBank nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng 0 đồng, theo thông tin được nêu sáng 29/4 khi Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024.
Tại đại hội lần này, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận hợp nhất trước thuế năm 2024 tăng 114% so với năm 2023, chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% và bầu bổ sung 2 thành viên vào Hội đồng quản trị.

Chia cổ tức “thóc tươi tiền thật”

Theo TTXVN, cổ đông VPBank nhất trí mục tiêu lợi nhuận hợp nhất trước thuế tương đương 23.165 tỷ đồng cho năm 2024 tăng 114% so với năm trước.
Trong đó, riêng ngân hàng mẹ dự kiến đóng góp 20.709 tỷ đồng, công ty chứng khoán VPBankS góp 1.902 tỷ đồng và công ty bảo hiểm OPES đóng góp 873 tỷ đồng vào tổng lợi nhuận.
Riêng công tytài chính tiêu dùng FE CREDIT cũng được kỳ vọng có sự trở lại mạnh mẽ sau 2 năm liền thua lỗ, với mức lợi nhuận hợp nhất trước thuế dự kiến là 1.200 tỷ đồng trong năm 2024.
VPBank dự kiến tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt ở mức 25% và 22% so với năm trước. Tổng tài sản hợp nhất dự kiến tăng 19%, đạt hơn 974.000 tỷ đồng.
Về chia cổ tức, trong năm thứ hai thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt, tại đại hội hôm nay, VPBank nhất trí tỷ lệ 10% cho các cổ đông, tức mỗi một cổ phiếu cổ đông sẽ nhận được 1.000 đồng tiền cổ tức. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý II hoặc quý III năm nay. Tổng số lợi nhuận dự kiến được sử dụng để chia cổ tức là hơn 7.900 tỷ đồng.
Ngân hàng VPBank - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2024
Hé lộ phương án nhận chuyến giao bắt buộc một nhà băng của VPBank
Bản thân ôngNgô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT VPBank trước đó tuyên bố tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 là ngân hàng cam kết sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông trong 5 năm liên tiếp.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024, VPBank ghi nhận lãi trước thuế gần 4,182 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến cuối quý 1, tổng tài sản gần 822,367 tỷ đồng, tín dụng tăng 2.1% so với đầu năm, đạt gần 613 ngàn tỷ đồng. Huy động vốn từ khách hàng và giấy tờ có giá tăng 2.4%.
Tỷ lệ nợ xấu của VPB giảm từ 5.02% xuống 4.84%. Năm nay, VPBank đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 3%. Dự phòng trong năm 2023 là 12.500 tỷ đồng, trong đó dự phòng cho khách hàng cá nhân là 8.000 tỷ đồng.

Nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém

Năm nay, VPBank trình đại hội cổ đông xem xét thông qua việc tiếp nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém là một ngân hàng thương mại.
Hiện, VPBank chưa công bố thông tin cụ thể về “ngân hàng yếu kém” mà nhà băng này sẽ nhận chuyển giao.
Theo đó, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của tổ chức này không vượt quá 5% quy mô tương ứng của VPBank vào cuối năm 2023 và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng không quá 5,000 tỷ đồng.
Ngân hàng VPBank - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2024
VPBank bất ngờ tăng lãi suất
Sau khi nhận chuyển giao bắt buộc, TCTD được chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động dưới hình thức Ngân hàng TNHH MTV do VPBank làm chủ sở hữu.
Trình bày lý do tiếp nhận ngân hàng “0 đồng”, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VPBank cho hay, về mặt năng lực tài chính và quản trị, không phải ngân hàng nào cũng có thể tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.
Theo đó, những ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc đối mặt với một vấn đề là lỗ lũy kế rất lớn, bản thân ngân hàng cũng tiếp tục thua lỗ.

“Nếu xét đơn thuần ở góc độ tài chính, hầu hết các ngân hàng không thiết tha gì đối với việc tham gia tái cơ cấu”, ông Dũng nói.

Với VPBank, sau sự tham gia của đối tác chiến lược SMBC, ngân hàng có một nền tảng vốn vững mạnh. Theo ông Dũng, trong chiến lược phát triển của VPBank, tăng trưởng quy mô là một trọng điểm.
“Với việc tham gia tái cơ cấu, dưới góc độ tài chính, chúng ta không nhận về được nhiều, tuy nhiên vẫn có một số ưu điểm lớn”, theo ông Dũng.
Chủ tịch VPBank lưu ý, về mặt tăng trưởng tín dụng, với nền tảng vốn hiện có, VPBank sẽ được tăng trưởng tín dụng ở quy mô cao hơn. Nhà băng sẽ đạt được điều này khi tham gia tái cơ cấu ngân hàng '0 đồng'.
Ngoài ra,VPBank cũng sẽ được nới giới hạn sở hữu nước ngoài. Hiện tại, khối ngoại chỉ được nắm 30% vốn điều lệ, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài luôn muốn nâng tỷ lệ sở hữu.
Thường trực Chính phủ gặp mặt đại diện doanh nhân Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2023
4 ngân hàng Việt Nam sắp được chuyển giao bắt buộc, VPBank sẽ nhận một nhà băng
“Với việc tham gia tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng và được mở room nước ngoài lên hơn 30%, đây là một điều kiện rất quan trọng trong việc tăng quy mô vốn của VPBank”, ông Ngô Chí Dũng bày tỏ.

Bất động sản vẫn là lĩnh vực tiềm năng của ngân hàng

Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Trí Dũng cho rằng, dù thị trường bất động sản thời gian qua chịu nhiều tiêu cực, song cho vay bất động sản vẫn là lĩnh vực tiềm năng.
Tuy nhiên, VPBank phân biệt rất rõ giữa sản phẩm chung cư thông thường và sản phẩm có tính đầu cơ cao, không tài trợ các sản phẩm có tính đầu cơ.
“Bất động sản vẫn là lĩnh vực đáng quan tâm, miễn là phân tích và đánh giá đúng”, ông Dũng nói.
Dẫn số liệu cụ thể, Chủ tịch VPBank cho biết, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản của VPBank chiếm khoảng 19% tổng dư nợ, cho vay cá nhân mua nhà chiếm khoảng 16% tổng dư nợ, đều nhắm tới cho vay phục vụ nhu cầu thực, không cho vay dự án bất động sản cao cấp có tính đầu cơ cao.

“Hiện nay, VPBank là một trong 3 ngân hàng cho vay mua nhà lớn nhất trên thị trường. Cho vay mua nhà vẫn là mảng quan trọng của VPBank trong năm nay. Khi có vấn đề khó khăn thì nợ bất động sản cũng là nợ có khả năng xử lý cao nhất”, ông Dũng lý giải, tỷ lệ mất thật của lĩnh vực này thấp hơn nhiều lĩnh vực khác nhiều.

Hiện tỷ lệ thu nợ trong lĩnh vực này là gần 100% nợ gốc, lãi cũng thu hồi 50 - 70%.
Tham vọng lợi nhuận vạn tỷ, VPBank lên kế hoạch tăng vốn khủng - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2023
4 ngân hàng yếu kém bị chuyển giao bắt buộc, Vietcombank, VPBank, MSB sẽ có biến động?

3 cuộc khủng hoảng ngân hàng Việt Nam năm 2023

Cũng tại đại hội sáng nay, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc VPBank đã nói về ba cuộc khủng hoảng mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua trong năm 2023.
Theo ông Vinh, năm qua các ngân hàng thương mại đã phải đối mặt với ba cuộc khủng hoảng liên quan đến lãi suất, trái phiếu và bất động sản.
Trong đó, cuộc khủng hoảng chạy đua lãi suất xảy ra giữa năm 2023 đã đẩy lãi suất huy động lên rất cao dẫn đến tình trạng khan hiếm vốn, nhiều tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng thanh khoản khó khăn.
Khủng hoảng trái phiếu là kết quả trực tiếp của giai đoạn phát triển quá đà trước đó đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Cuộc khủng hoảng liên quan đến bất động sản xuất hiện khi thị trường bất động sản đi xuống, giá cả sụt giảm và sự đình trệ của hàng loạt dự án không đủ điều kiện triển khai.
“Đây là hệ quả sau nhiều năm bất động sản tăng trưởng nóng ở mức giá cao”, ông Vinh thẳng thắn.
Trong bối cảnh đó, hiện dư nợ mua nhà tại VPBank năm 2023 chững lại và thậm chí đi xuống. Khó khăn của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng ảnh hưởng chung đến kết quả kinh doanh của nhà băng này.
Nói về hoạt động bảo hiểm qua ngân hàng, theo CEO Nguyễn Đức Vinh, năm qua, nhìn chung bancassurance tại các ngân hàng đều giảm sút, nhưng đây vẫn là lĩnh vực tiềm năng.
Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va trải lòng với cổ đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2024
Novagroup và ông Bùi Thành Nhơn có tháo chạy khỏi Novaland?
“Năm 2024, bancassurance với AIA sẽ không tăng nhưng phần phi nhân thọ lại có cơ hội tăng với sự xuất hiện của OPES mang lại thu nhập bổ sung trong thời gian tới cho VPBank”, ông Vinh cho biết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала