Kinh tế Việt Nam săn đại bàng: Bao giờ thu nhập đuổi kịp thế giới?

© Ảnh : Trần Việt - TTXVNSản xuất khăn các loại xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Sản xuất khăn các loại xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau Đổi mới 1986, Việt Nam từ nhóm quốc gia nghèo nhất thế giới, chịu ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh lại trở thành câu chuyện thành công đáng ngưỡng mộ hình mẫu tăng trưởng mà chính các Tổng thống Hoa Kỳ như Trump hay Barack Obama và dư luận thế giới từng khen ngợi.

Tuy nhiên, theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam sẽ mất khoảng 30 năm để đạt được tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người hiện nay của Hàn Quốc và 10 năm để đạt được như Trung Quốc.

Đặc biệt, hậu Covid-19, Việt Nam được dự đoán sẽ đón làn sóng chuyển dịch đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế ‘tháo chạy’ khỏi Trung Quốc nhằm tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và giảm thiểu thiệt hại của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung. Nhưng theo nhiều chuyên gia, Việt Nam cần hành động nhanh, dứt khoát và đúng đắn để săn được đại bàng, chứ không phải chim sẻ trong cuộc đua trở thành công xưởng mới của thế giới này.

Kinh tế Trung Quốc và Việt Nam: Câu chuyện thể chế

Trụ sở chính của Ngân hàng Thế giới tại Washington - Sputnik Việt Nam
Việt Nam là câu chuyện thành công nhưng kinh tế đang ở ngã ba đường
Sáng 1/6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Nhận diện các điểm nghẽn phát triển của Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19: Một số yêu cầu cải cách thể chế. Sự kiện này do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức. Tại đây, hàng loạt chuyên gia kinh tế tài chính, đại diện các tổ chức quốc tế, học giả Việt Nam đã cùng nhau thảo luận, nêu quan điểm về phá bỏ các rào cản, giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tạo tăng trưởng đột phá giai đoạn hậu Covid-19.

Tham dự Hội thảo, TS.Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Viện trưởng Viện CIEM nhận định, Việt Nam cần lường trước các diễn biến của thế giới để có các biện pháp điều hành kinh tế phù hợp.

Theo TS. Võ Trí Thành, trong chặng đường giai đoạn 30 năm qua, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước có tốc độ tăng trưởng tốt nhất thế giới. Trong đó, tính đến nay, Trung Quốc vẫn là nước duy nhất 30 năm liền tăng trưởng trung bình 10%/ năm, Việt Nam là quốc gia xếp thứ hai (tính đến thời điểm 2015).

Mặc dù tăng trưởng tốt như vậy, nhưng rõ ràng, nhìn vào báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), đánh giá về hàng loạt chỉ tiêu như tham nhũng, trách nhiệm giải trình, chế tài thực thi thì cả Trung Quốc và Việt Nam đều tiến rất chậm nếu không muốn nói là “lẹt đẹt” theo lời của vị chuyên gia.

“Thể chế kém, tiến rất chậm nhưng tăng trưởng lại tốt, là vì sao? Có người nói nếu thể chế tốt thì tăng trưởng đã đạt mức gấp đôi như vậy. Nhưng sự thật thì chả có nước nào có thể tăng trưởng 9% – 10% trong suốt 30 năm như Trung Quốc. Thế giới chỉ có một Trung Quốc thôi”, TS. Võ Trí Thành nêu rõ.

Panasonic  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam trong cuộc đua trở thành công xưởng mới của thế giới
Theo vị chuyên gia, còn một nghịch lý khác cần tính đến, đó là giữa tăng trưởng và kinh tế số, sức sáng tạo. Ông Võ Trí Thành cho hay, năm 2018, khi sang Israel, quốc gia nổi tiếng thế giới với danh xưng “quốc gia khởi nghiệp”, ông đã nêu một vấn đề: Israel cái gì cũng nhất (khởi nghiệp nhất, sáng tạo nhất…) nhưng vì sao tăng trưởng vẫn thấp?

“Trung Quốc đi đầu về số hóa, về thanh toán không dùng tiền mặt, trí tuệ nhân tạo cũng không kém gì các nước phát triển, thế nhưng giờ Trung Quốc lại giảm tốc về tăng trưởng GDP, không thể trở lại với thời kì 9% - 10% được nữa”, VNF dẫn phát biểu của TS. nêu vấn đề.

Lý giải về những nghịch lý này, nguyên Phó Viện trưởng Viện CIEM cho rằng, có một số lý thuyết giải thích như việc sử dụng công nghệ không đúng cách, việc dùng công nghệ để nâng cao năng suất lao động, không hề dễ dàng.

© Ảnh : Thanh Tùng/Báo Giao thôngTS. Võ Trí Thành
Kinh tế Việt Nam săn đại bàng: Bao giờ thu nhập đuổi kịp thế giới? - Sputnik Việt Nam
TS. Võ Trí Thành

“Nguyên nhân cơ bản nhất là do chúng ta chưa hiểu gì về quy luật của kinh tế số. Bên cạnh đó, kĩ năng sử dụng công nghệ của chúng ta không theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ”, TS. Võ Trí Thành bày tỏ.

Tuy nhiên, nhìn chung, ông Võ Trí Thành cũng nhấn mạnh, về dài hạn, thể chế vẫn sẽ quyết định đến tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, khi bàn về vấn đề này, giới chuyên gia kinh tế và quản lý cần có cái nhìn sâu rộng hơn.

Kinh tế Việt Nam trong cạnh tranh địa chính trị thế giới

Chia sẻ về xu hướng của thế giới trước khi đại dịch do coronavirus bùng phát, TS. Võ Trí Thành cho rằng, có 7 điểm nổi bật cần lưu ý.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trình bày Tờ trình của Chủ tịch nước về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bàn về EVFTA, EVIPA, Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức

Thứ nhất, theo nguyên Phó Viện trưởng CIEM là về địa chính trị, xu hướng đơn cực va đập với song cực và đa cực.

“Những nước nhỏ hơn có thể là con tin của xu hướng đó, khôn khéo thì không bị xây xát, giỏi thì tọa sơn quan hổ đấu, giỏi như Việt Nam thì đục nước béo cò, còn kém thì trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”, vị chuyên gia nói.

Theo TS. Thành, dễ dàng có thể thấy Covid-19 làm tăng thêm sự tất tay giữa Trung Quốc và Mỹ. Các vấn đề như an ninh Hồng Kông, tranh chấp Ấn Độ - Trung Quốc, nội tình nước Mỹ đều được đẩy lên. Xu thế này sẽ tác động như thế nào tới Việt Nam? Tác động đó là ngắn hạn hay trung – dài hạn?

“Tôi tham gia vào đề tài ‘Hội nhập và an ninh’, phát hiện ra rằng chính trị ngày càng chi phối kinh tế. Trước kia, cái chất thị trường rất cao. Các hiệp định thương mại tự do cũng là đẩy cái chất thị trường ấy. Nhưng 5 – 7 năm nay, chất chính trị rất cao, mà chất chính trị thì rủi ro rất cao về kinh tế, vì một là ta chưa biết nó dài hay ngắn, hai là chính trị có thể thúc đẩy hiệu quả nhưng cũng có thể ngược dòng hiệu quả”, TS. Võ Trí Thành bình luận.

Xu hướng thứ hai là tiêu dùng, đây là xu hướng mà ông Thành cho rằng nó vừa thay đổi, vừa thúc đẩy.

“Tiêu dùng trước Covid-19 là xanh, là an toàn, là nhân văn, bây giờ cái xanh, cái an toàn được đẩy lên, nhưng cái thay đổi là xu thế cẩn trọng. Giờ người ta tính đến ngày mai, không son phấn, nước hoa nữa mà là cơm gạo. Đô thị hóa cũng vậy, sẽ thay đổi”, TS. Thành nhấn mạnh.

Xu hướng thứ ba theo vị chuyên gia chính là hội nhập và chuỗi giá trị. Ông Thành nhận định Covid-19 đã làm rõ hơn những đứt gãy của chuỗi giá trị, khiến các nước nhận ra vấn đề tự chủ các mặt hàng chiến lược và công nghệ.

“Tất nhiên vẫn còn tranh cãi cái gì là chiến lược: tên lửa hay gạo hay khẩu trang. Nhưng ít nhiều chúng ta đều thấy, trước hết là lượng thực thực phẩm và y tế”, vị chuyên gia kinh tế bình luận.

Nguyên Phó Viện trưởng CIEM liệt kê ra xu hướng thứ tư là đối tác. Covid-19 không chỉ khiến các quốc gia co kéo về mình mà còn thúc đẩy sự tìm kiếm đối tác chiến lược. Xu hướng thứ năm là vấn đề 4.0 và kinh tế số. Trước kia, lợi thế so sánh là lao động giá rẻ, giao thông vận tải. Giờ lợi thế so sánh là kết nối dịch vụ.

Công đoàn Công ty TNHH ngành gỗ Thiên An Việt Nam tại Yên Bái vẫn hỗ trợ lương, phụ cấp cho công nhân tạm nghỉ việc hoặc nghỉ luân phiên do ảnh hưởng dịch COVID-19.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có thể thay Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới?

Xu hướng thứ sáu là biến đổi khí hậu. Điều này dẫn đến hai vấn đề là năng lượng mới và cạnh tranh nguồn lực. Ví dụ như nước, không chỉ là nước mà còn là điện, là năng lượng. Xu hướng thứ bảy là thế giới ngày càng rủi ro và bất định. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia phải tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng linh hoạt.

“Như vậy, có hai vấn đề về cải cách thể chế: một là tốc độ, hai là cơ chế đăc biệt. Trong thế giới ngày nay, không chỉ công nghệ mà mọi thứ đều nhanh, đều rủi ro nên cần phải tốc độ. Và để giải quyết vấn đề này thì cần cơ chế đặc biệt, đặc biệt nhất là cứ Thủ tướng đứng đầu. Cũng cần cân nhắc xem cơ chế đặc biệt có nên cứng không hay sẽ linh hoạt”, vị chuyên gia cho biết.

Việt Nam hậu Covid-19: Đón đại bàng mà chậm thì thành đón chim sẻ

Phân tích thêm, TS. Thành cho rằng, hiện, xu hướng “va đập của các nền kinh tế”, các quốc gia ngày càng lớn, chủ nghĩa đa cực, đơn cực, song cực khiến các nước nhỏ, yếu thế phải có chính sách linh hoạt. Thời hậu Covid-19 càng kích hoạt cho xu hướng chính trị hóa kinh tế tăng cao. Minh chứng là qua xung đột giữa Mỹ - Trung, xu hướng rút các doanh nghiệp về nước hoặc xu hướng bảo hộ công nghiệp gia tăng.

Toàn cảnh Khu công nghiệp Thăng Long Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Tham gia "Bộ tứ mở rộng"– bài toán quan hệ quốc tế khó cho Việt Nam

Theo TS. Võ Trí Thành, thế giới đang thay đổi nhanh, bất định. Dòng đầu tư đang dịch chuyển, nên nếu không chủ động là chúng ta không nắm, không tận dụng được.

“Không phải nghiễm nhiên Việt Nam lập tổ công tác về thu hút FDI. Chúng ta phải từ thế bị động, dọn ổ cho họ, giờ còn phải chủ động, tăng tốc cùng với cải thiện chính mình để mời gọi, săn đón họ vào”, nguyên Phó Viện trưởng Viện CIEM cho rằng Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo TS. Thành: "Bài toán đặt ra là trong hàng loạt các thay đổi, thì chọn FDI nhưng vẫn không được bỏ quên phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Phát triển doanh nghiệp bản địa cần được xem là nhiệm vụ quan trọng để Việt Nam tự cường".

Phân tích về lựa chọn của Việt Nam hiện nay, TS. Võ Trí Thành cho rằng chính phủ cần giải quyết đồng thời 3 bài toán. Một là khống chế dịch, sống chung với nguy cơ có dịch.

“Loài người chưa từng có vắc xin ngừa cúm”, ông Thành thẳng thắn.

Sản xuất xe hơi tại nhà máy Dongfeng Honda tại Vũ Hán - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại và Covid-19: Liệu Việt Nam có thắng Trung Quốc?
Hai là xử lý những thứ tồn đọng.

“Tôi nói ví dụ 12 dự án thua lỗ, có khó xử lý không? Nó vẫn nằm chình ình ra đấy, đó là hàng trăm nghìn tỷ, là người tài, là người lao động của chúng ta. Hay về nợ xấu, ta hi vọng 6 năm làm được mà giờ 8 năm chưa xong, sau năm nay tỷ lệ nợ xấu chắc chắn sẽ tăng, dù ta đang cố giữ ổn định. Thâm hụt ngân sách sẽ lớn hơn nhiều. Ta phải xử lý bài toán hiện tại: giữ được vĩ mô, chịu thâm hụt lớn, nợ công tăng, kiềm chế lạm phát nhưng vẫn phải bơm tiền để thúc đẩy tăng trưởng”, vị chuyên gia phân tích.

Bài toán thứ ba mà nguyên Viện trưởng CIEM đề cập chính là tái cấu trúc để đi lên.

“Và cả 3 bài toán này chúng ta đều cần tốc độ. Đón đại bàng mà chậm thì thành đón chim sẻ”, ông dí dỏm nói.
“Môi trường đầu tư kinh doanh vẫn là key (chìa khóa) của cải cách. Đã đến lúc – mà thật ra là chậm rồi – ta phải chuyển môi trường đầu tư kinh doanh sang thúc đẩy chứ không phải ngăn chặn. Ngăn chặn không bao giờ hết”, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nói.
Việt Nam đang bị phụ thuộc quá nhiều vào FDI?

Tại Hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, sau dịch Covid-19, Việt Nam có lợi thế chứng minh được môi trường kinh doanh ổn định, quản trị nhà nước tốt và đặc biệt chúng ta vẫn tham gia được vào sân chơi với EU, nơi mà nhiều đối thủ của Việt Nam trong khu vực không có được.

Google Pixel 4 - Sputnik Việt Nam
Google, Microsoft sẽ chuyển nhà máy sang Việt Nam vì coronavirus

Tuy nhiên, bối cảnh mới, địa kinh tế chính trị thay đổi, Việt Nam cần làm mới mình, phải vận hành nhanh hơn.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Việt Nam phải thúc đẩy môi trường kinh doanh từ tháo gỡ khó khăn sang tạo thuận lợi, đây mới là tiền đề cho mọi vấn đề. Chất lượng điều hành và sự thuận lợi trong thủ tục hành chính là điều các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu chứ không phải các con số giấy phép được loại bỏ.

“Việt Nam đã lập tổ công tác đặc biệt để thu hút FDI, đây là hành động tốt. Chúng ta cần tích cực trong chủ động chứ không phải là tích cực trong bị động. Cần chủ động săn nhà đầu tư, "săn đại bàng", kêu gọi họ vào Việt Nam chứ không đơn thuần là dọn chỗ, để họ nhìn thấy và đi vào”, chuyên gia Đậu Anh Tuấn đánh giá.

Trao đổi tại Hội thảo, nguyên Viện trưởng Viện CIEM, TS. Lê Xuân Bá nhấn mạnh, Việt Nam vẫn đang bị phụ thuộc quá nhiều vào FDI. Các doanh nghiệp FDI chiếm giá trị xuất khẩu lớn, chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong tăng trưởng RGDP của nhiều địa phương.

“FDI không mang nhiều công nghệ vào Việt Nam, chỉ tận dụng lợi thế thị trường, lao động, thâm dụng tài nguyên... đến chừng mực nào đó, họ chuyển đi, chúng ta không còn lại gì!?”, nguyên Viện trưởng Viện CIEM nêu rõ.

Theo TS. Lê Xuân Bá, Việt Nam cần xem xét đặc biệt đến cơ chế thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp dân tộc. Bởi hiện đang có nhiều câu hỏi nếu xu hướng bảo hộ gia tăng, doanh nghiệp có xuất khẩu được không, hay quay về khai thác thị trường nội địa, nơi bị bỏ ngỏ nhiều năm.

“Việt Nam cần nghiên cứu đưa ra các dự báo sớm cho nền kinh tế trong trung và dài hạn về xu hướng toàn cầu hóa và các cuộc chơi lớn. Có dự báo sớm, chúng ta càng thắng lớn”, Nguyên Viện trưởng Viện CIEM bày tỏ.

Khu vực hồ Hoàn Kiếm lượng khách du lịch và người dân tăng cao dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 - Sputnik Việt Nam
Sau đại dịch coronavirus Việt Nam sẽ càng hấp dẫn hơn
Theo TS. Lê Xuân Bá, điều quan trọng nhất Việt Nam hiện vẫn là phải thay đổi thể chế kinh tế.

“Đặt ra nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế nhưng không dám hy sinh. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhưng không muốn doanh nghiệp sụp đổ, người lao động bị thất nghiệp. Tái cơ cấu ngân sách mà không giảm chi, không muốn thất thu... Vậy thì không ai dám làm cả”, vị chuyên gia phân tích.

Dẫn bài học thành công của Hàn Quốc những năm thuộc thập kỷ 70 đến 90 của thế kỷ 20, TS Bá phân tích: Hàn Quốc là một ví dụ điển hình về sự chuyển đổi thể chế kinh tế dưới thời Thủ tướng Park Chung-Hee, từ một nước nghèo, thu nhập thấp, sau gần 40 cải cách với “kỳ tích sông Hàn” Hàn Quốc đã trở thành một "con rồng châu Á" thực sự.

“Mấu chốt của cách quản trị Nhà nước của họ là thay đổi pháp luật, xử rất nghiêm quan chức tham nhũng, không thực hiện đúng quy định pháp luật”, TS. Lê Xuân Bá thẳng thắn.
Bao giờ thu nhập Việt Nam đuổi kịp thế giới?

Người dân tại chùa Ngọc Sơn bên hồ Hoàn Kiếm tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Như bao lần trong lịch sử, Việt Nam sẽ chiến thắng kẻ thù hung tàn
Trước đó, hôm 27/5, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức lễ ra mắt trực tuyến báo cáo “Việt Nam năng động- tạo nền tảng cho nền kinh tế thu nhập cao”, trong đó, WB nêu rõ, Việt Nam được đánh giá là một câu chuyện thành công về phát triển khi trong hai thập kỷ qua, thu nhập bình quân của hộ gia đình tăng gấp bốn lần và tỷ lệ nghèo đói cùng cực đã giảm từ 50% xuống còn khoảng 2% cùng nhiều nỗ lực vượt bậc để tăng tuổi thọ và tỷ lệ trẻ đến trường.

“Công cuộc “đổi mới” bắt đầu vào năm 1986 đã đưa Việt Nam từ nhóm những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành một trong những câu chuyện thành công nổi tiếng nhất. Thu nhập trung bình của các hộ gia đình tăng gấp bốn lần trong giai đoạn 1990 - 2018 và giúp giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói cùng cực, từ 50% xuống còn khoảng 2% trong giai đoạn này”, WB nêu rõ.

Theo Ngân hàng Thế giới, những thành tựu phát triển này là kết quả của các chính sách kinh tế và xã hội hiệu quả, bắt đầu từ công cuộc Đổi mới năm 1986 nhưng các kết quả tích cực cũng được hỗ trợ một phần bởi các xu hướng thuận lợi trong nước và trên thế giới.

Đồng thời, Việt Nam được hưởng lợi từ công nghệ mới trong ngành nông nghiệp, thúc đẩy lao động dịch chuyển sang những ngành, lĩnh vực, công việc có năng suất cao hơn, dân trẻ trẻ gia tăng lực lượng lao động cũng như sự bùng nổ của thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, dù đạt được thành công kỳ diệu nhưng hành trình phát triển, trở thành quốc gia công nghiệp của Việt Nam vẫn chưa hoàn thành. Theo WB, thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam hiện nay (năm 2019 khoảng 2.800 USD) chỉ bằng 40% mức trung bình toàn cầu, 20% mức trung bình của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5% mức trung bình của các nền kinh tế có thu nhập cao.

“Việt Nam sẽ mất khoảng 30 năm để đạt được tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người hiện nay của Hàn Quốc và 10 năm để đạt được như Trung Quốc”, WB cho hay.
“Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển, nhưng hiện nay đất nước đang ở một ngã ba đường khi các động lực tăng trưởng truyền thống đang dần suy yếu,” ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thẳng thắn nhận xét.

Theo WB, để đạt mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045 thì sự tăng trưởng năng suất phải giữ vị trí then chốt trong mô hình phát triển kinh tế ở thập kỷ tới.

“Nói cách khác, Việt Nam cần có quyết sách để không chỉ phát triển nhanh hơn mà còn chất lượng hơn”, ông Ousmane Dione nhận xét.

Kể từ khi thực thi chính sách Đổi mới, Việt Nam chưa có bất cứ sản phẩm hay doanh nghiệp nào mang tầm cỡ thế giới. Đây là thực tế rất đáng buồn đánh vào lòng tự trọng của bất cứ người dân Việt Nam yêu nước nào.

Sản xuất khẩu trang nano sử dụng nhiều lần tại TNG.  - Sputnik Việt Nam
Liệu Việt Nam có thể có một ngành công nghiệp mang tên khẩu trang trong tương lai?

Có nhiều lý do để lý giải thực tế này, tuy nhiên, theo các chuyên gia nếu nhìn từ phía doanh nghiệp, rõ ràng còn thiếu đi một ngọn lửa của tinh thần dân tộc, đam mê, khát vọng nung nấu ý chí và ý tưởng sáng tạo khác biệt, lập dị. Tất nhiên, điều đó chưa bàn đến cơ chế, chính sách để nuôi dưỡng nó. Chỉ ý tưởng lớn theo các chuyên gia mới tạo nên những thương hiệu toàn cầu như Google, Microsoft, Apple của Mỹ.

Chia sẻ về điều này, Thanh Niên dẫn lời Chủ tịch FPT Trương Gia Bình từng cho rằng cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, thế giới được biết đến một thế hệ doanh nhân mới tạo ra đột phá về công nghệ đó là Mark Zuckerberg với Facebook và đương nhiên có cả Elon Musk với nhiều ý tưởng điên rồ về xe hơi điện và đưa người lên sinh sống ở sao Hỏa với SpaceX.

“Cơ hội lớn nhất sẽ dành cho những người sáng tạo nhất, không chấp nhận phương thức cũ, vượt lên trên lối mòn tư duy để tạo ra những sản phẩm công nghệ mới, không chỉ thúc đẩy doanh nghiệp mà tạo động lực đưa cả đất nước tiến lên không ngừng”, Chủ tịch FPT nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала