Liều ‘doping mạnh’ để Việt Nam thành “Detroit của châu Á” về sản xuất xe ô tô điện

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaLắp ráp ô tô tại nhà máy ô tô VinFast Việt Nam
Lắp ráp ô tô tại nhà máy ô tô VinFast Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2021
Đăng ký
Để Việt Nam có thể sớm thành Detroit của châu Á, chuyên gia cho rằng, không riêng gì đối với VinFast (Vingroup), Chính phủ Việt Nam cần có liều ‘doping’ thật mạnh để phát triển ngành xe điện, công nghiệp xe ô tô trong nước.

Cũng như việc Việt Nam đã làm chủ công nghệ 5G, san bằng khoảng cách phát triển lĩnh vực này với thể giới, ngành công nghiệp sản xuất ô tô điện ứng dụng công nghệ cao, con người sáng tạo chính là chìa khóa căn bản cho mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng ở Việt Nam.

Việt Nam cần có liều ‘doping’ mạnh để phát triển xe điện?

Xe điện, ô tô điện không đơn thuần là xu hướng tiêu dùng hiện đại mà còn được dự báo là tương lai tất yếu của ngành ô tô toàn cầu. Việt Nam, quốc gia phát triển mới nổi trong khu vực Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương cũng không thể đứng ngoài vòng xoáy này.

Chuyên xe ô tô Nguyễn Mạnh Thắng, Giám đốc Whatcar có phân tích về chiến lược phát triển thị trường xe hơi, ngành công nghiệp xe điện ở Việt Nam trong thời gian tới.

Vinfast. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2021
‘Ý nghĩa chính trị’: Vì sao ô tô điện ở Việt Nam là cuộc chơi không chỉ của VinFast?
Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, tại cuộc họp thường kỳ Chính phủ vừa qua, đại diện tập đoàn Vingroup đã đề xuất lên Thủ tướng Phạm Minh Chính có chính sách ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cũng như lệ phí trước bạ trong năm năm đối với ô tô điện.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Thắng hoàn toàn ủng hộ đề xuất của Vingroup. Theo vị chuyên gia, Chính phủ cần phải có chính sách đòn bẩy để phát triển ngành công nghiệp xe điện ở Việt Nam.

“Chính phủ cần phải có một liều “doping” thật mạnh, một tổ hợp chính sách cho xe điện nói chung, không riêng gì cho Vingroup hay một doanh nghiệp nào”, ông Nguyễn Mạnh Thắng khẳng định trong cuộc trao đổi với VNF.

Theo Giám đốc Whatcar, xe điện không những là xu hướng của thế giới mà còn phù hợp với chiến lược đã được đề ra của Việt Nam, do đó, Chính phủ và Nhà nước cần phải cố gắng khuyến khích các sản phẩm này một cách mạnh mẽ nhất.

Theo ông Thắng, thông qua việc sử dụng một cách tối đa và hợp lý các công cụ tài chính, như ưu đãi, giảm, miễn thuế, tiếp cận nguồn lực tài chính... sẽ giúp tạo động lực cho những người đi tiên phong, những người dám mở đường như VinFast, đơn vị thành viên Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

© AP Photo / Minh HoangNhà máy VinFast
Liều ‘doping mạnh’ để Việt Nam thành “Detroit của châu Á” về sản xuất xe ô tô điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2021
Nhà máy VinFast

Phân tích sâu hơn về những ưu/khuyết điểm của việc thúc đẩy tương lai mảng xe điện đối với một thị trường còn chưa phát triển theo đúng tiềm năng như Việt Nam, đặc biệt là khi giá xe điện còn cao hơn so với các xe sử dụng động cơ đốt trong, nhìn từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, ông Thắng cho biết, hiện tại ở một số quốc gia, đang triển khai những lộ trình, chính sách hết sức đa dạng và nghiêm túc để thúc đẩy ngành xe điện bứt phá hơn nữa.

Theo vị chuyên gia, đầu tiên là ở nhiều quốc gia khác trên thế giới có sự ưu đãi về mặt thuế suất. Nhà nước hỗ trợ để các hãng có thể hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh đối với những dòng xe đốt trong.

“Ví dụ, tại một số nước ở châu Âu như Pháp, Đức, người dân khi chuyển đổi một chiếc xe chạy xăng sang xe chạy điện sẽ được trợ giá khoảng 7.000 – 10.000 euro (khoảng 200 triệu đồng đến 280 triệu đồng)”, chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng cho hay.

Vấn đề thứ hai là ưu đãi về chính sách cắt giảm các chi phí liên quan đến thuế môi trường cho doanh nghiệp và người tiêu dùng (khách hàng mua và sử dụng xe điện).

VinFast - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Vì sao các hãng xe thế giới phải dè chừng VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng?

Dẫn minh chứng tại thị trường Đức, ông Nguyễn Mạnh Thắng cho biết, ở đó, Chính phủ nước bạn đánh thuế môi trường dựa theo dung tích cũng như đời xe. Dung tích càng lớn, đời xe càng sâu thì mức thuế môi trường càng cao và ngược lại.

Trong trường hợp chuyển sang phát triển xe, các doanh nghiệp sản xuất xe điện cũng như người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được khoản này vì xe điện hầu như không phát thải.

Khẳng định đây là những chính sách hết sức thiết thực của Chính phủ nước sở tại cũng như các hãng đối với việc thúc đẩy người tiêu dùng chuyển đổi sang dùng xe điện như xu hướng tất yếu hiện nay trên thế giới, Giám đốc của Whatcar đặt vấn đề tại sao Việt Nam lại không tạo riêng cho mình một lộ trình cụ thể để phát triển ngành công nghiệp xe điện trong nước?

Liệu Việt Nam có thể thành “Detroit của châu Á” trong sản xuất xe điện?

Nói đến việc trước VinFast, Mitsubishi của Nhật Bản cũng đã từng muốn đầu tư sản xuất, lắp ráp xe điện tại Việt Nam, tuy nhiên, Chính phủ vẫn chưa đưa ra được bất cứ chính sách cụ thể nào để phát triển lĩnh vực này, ông Thắng có những phân tích đáng chú ý về điểm khác biệt giữa trọng tâm của Vingroup và các ông lớn nước ngoài.

Theo chuyên gia, lúc trước, Chính phủ Việt Nam “không có nhiều mặn mà” ưu tiên cho việc phát triển xe điện bởi nhiều lý do, trong đó có thực tế rằng, sự quyết liệt của các hãng (đặc biệt là nước ngoài như Mitsubishi, Nhật) trong việc đưa xe điện vào Việt Nam chưa thực sự rõ ràng và mạnh mẽ.

Ông Thắng bổ sung thêm rằng, một “ông lớn” trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam như Toyota Việt Nam cũng từng vận động hành lang cho việc phát triển xe hybrid từ rất lâu nhưng dường như đến hiện tại thì kết quả vẫn “dậm chân tại chỗ”.

© AFP 2023 / Fabrice CoffriniXe điện I-TRIL của Toyota
Liều ‘doping mạnh’ để Việt Nam thành “Detroit của châu Á” về sản xuất xe ô tô điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2021
Xe điện I-TRIL của Toyota

Ông Thắng cho biết, cần lưu ý rằng, thời điểm đó, trung bình mỗi tháng Toyota chỉ bán được vài trăm xe hybrid nên Chính phủ vẫn chưa thực sự mặn mà, quan tâm đúng mức.

Tuy nhiên, quay trở lại câu chuyện của Vingroup, ở đây có sự khác biệt.

“Vingroup là một doanh nghiệp của Việt Nam, có định hướng trọng tâm rõ ràng chủ yếu là sản xuất xe điện”, chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng nhấn mạnh.

Theo Giám đốc Whatcar, để thực hiện tham vọng của mình, VinFast, Vingroup đã chủ động bắt đầu triển khai các hệ thống trạm sạc điện ở miền Bắc, miền Nam, những khu trung tâm thương mại nằm trong hệ thống sinh thái của Vingroup.

Ông Thắng chỉ rõ rằng, VinFast cũng tính đến bài toán đặt cược – chơi tất tay cho việc sản xuất xe điện thay vì lao vào tập trung đầu tư sản xuất các loại xe chạy bằng động cơ đốt trong khác.

“Điều này có thể thấy rằng Vingroup đã có những cam kết rất lâu dài cho ngành công nghệp ô tô xanh tại Việt Nam”, chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng nhận định.
© Ảnh : VinFastVinFast VF e34
Liều ‘doping mạnh’ để Việt Nam thành “Detroit của châu Á” về sản xuất xe ô tô điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2021
VinFast VF e34

Giám đốc Whatcar nêu rõ, cần phải nhớ rằng ngành công nghiệp ô tô chạy động cơ đốt trong đã có tuổi đời từ 100 năm, còn ngành ô tô điện chỉ mới có tuổi đời gần 10 năm trở lại đây.

Cùng với đó, việc xe điện tại Việt Nam được quảng bá trong một thời gian dài nhưng vẫn chưa được người tiêu dùng trong nước thực sự quan tâm cho thấy chính sách hỗ trợ cho người dùng vẫn chưa được Chính phủ chú trọng.

“Nếu doanh nghiệp sản xuất ra xe điện nhưng người tiêu dùng không mấy mặn mà thì cũng không giải quyết được vấn đề gì”, ông Thắng thẳng thắn.

Chính vì vậy, theo vị chuyên gia, bên cạnh việc hỗ trợ cho doanh nghiệp thì Chính phủ cũng nên chú trọng tới việc đưa ra nhiều chính sách dành cho người tiêu dùng để khuyến khích họ chuyển đổi từ xe chạy động cơ đốt trong sang dùng xe điện vì mục tiêu phát triển bền vững và thân thiện với môi trường cùng nhiều lợi ích khác.

Xe ô tô  Việt Nam VinFast. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2021
Veni, Vidi, VinFast: Vingroup đổ bộ sang Mỹ, biểu tượng cho sự trỗi dậy của Việt Nam
So sánh câu chuyện về ngành công nghiệp xe điện Việt Nam và Thái Lan, quốc gia có lộ trình cụ thể cho việc phát triển lĩnh vực này trong vòng 5 năm và đặt mục tiêu trở thành một trong những trung tâm sản xuất ô tô điện toàn cầu năm 2035, chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng cho rằng, chính phủ Việt Nam cũng cần một lộ trình tương tự.

“Tôi cho rằng điều này là hiển nhiên và Chính phủ cũng sớm nghiên cứu để đưa ra lộ trình cụ thể phù hợp với ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam”, ông Thắng chỉ rõ.

Theo vị chuyên gia, Thái Lan có một số lợi thế nhất định trong phát triển ngành công nghiệp xe điện so với Việt Nam.

Cụ thể, Thái Lan từng được mệnh danh là "Detroit của châu Á", là cái nôi sản xuất ô tô của Châu Á, đồng thời các nhà cung ứng phụ tùng “đóng đô” tại đây rất là nhiều, chính vì vậy, việc họ chuyển đổi từ động cơ đốt trong sang sản xuất xe điện đơn giản hơn rất nhiều so với Việt Nam.

© AP Photo / Paul SancyaCác nữ người mẫu tạo dáng bên xe điện GAC Motors GE3 (Trung Quốc)
Liều ‘doping mạnh’ để Việt Nam thành “Detroit của châu Á” về sản xuất xe ô tô điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2021
Các nữ người mẫu tạo dáng bên xe điện GAC Motors GE3 (Trung Quốc)

Xét về thực tế, doanh số bán hàng năm của Việt Nam chỉ vào khoảng vài trăm ngàn chiếc xe, nhưng Thái Lan là thị trường có doanh số tiêu thụ xe hơi lên đến hàng triệu chiếc mỗi năm.

Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng xe của người dân quốc gia láng giềng Việt Nam là rất cao, khi chuyển đổi từ xe chạy động cơ đốt trong sang xe điện cũng sẽ không quá khó khăn.

“Nhờ vậy mà Thái Lan có thể định hình được thị trường của họ, cộng thêm vào đó là Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ nên việc đặt mục tiêu như vậy là không quá ngỡ ngàng”, chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng phân tích.

Bộ Tài chính phải báo cáo Chính phủ về đề xuất của Vingrpoup trước ngày 10/6

Như Sputnik đã đưa tin, kết luận sau cuộc họp của Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan về đề xuất của tập đoàn Vingroup, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính chủ trì, nghiên cứu và tiếp thu đầy đủ ý kiến của các bên liên quan, hoàn thiện nội dung đánh giá về đề xuất của VinFast, Vingroup, đồng thời có báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính trước ngày 10/6 (tức hôm nay).

Tòa nhà Landmark 81, Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2021
VinFast đưa Việt Nam lên vị thế mới trên bản đồ công nghiệp ô tô thế giới
Chính phủ Việt Nam cũng thể hiện sự nhất trí rằng cần có giải pháp mạnh, quyết liệt để hỗ trợ phát triển sản xuất ô tô điện ở Việt Nam theo Nghị quyết 23/2018 của Bộ Chính trị về chính sách phát triển ngành công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và quyết định về chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2025, tầm nhìn 2035.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng về các giải pháp, chính sách đồng bộ để khuyến khích sản xuất, sử dụng ô tô điện.

Cùng với đó, nhất định phải làm rõ sự cần thiết, đánh giá hướng xử lý cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó các văn bản pháp luật cần sửa đổi, bổ sung và có tiến độ thực hiện.

Để Việt Nam ghi tên mình vào bản đồ công nghiệp ô tô điện thế giới

Nhấn mạnh việc nếu chính phủ Việt Nam đã xác định xe điện là xu hướng không thể đảo ngược của tương lai thì cần phải cố gắng khuyến khích các sản phẩm và doanh nghiệp trong lĩnh vực này một cách mạnh mẽ nhất, PGS. TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng cần có những ưu đãi giảm, miễn thuế, tiếp cận nguồn lực tài chính để tạo động lực cho những người dám tiên phong mở đường ở trong nước.

Theo ông Tuấn, cần nhìn mọi thứ trong chiến lược dài hạn, tức tầm vóc và ý nghĩa chính sách chứ không phải câu chuyện của một hai doanh nghiệp (VinFast).

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaDây chuyền lắp ráp ô tô của nhà máy ô tô VinFast tại Việt Nam.
Liều ‘doping mạnh’ để Việt Nam thành “Detroit của châu Á” về sản xuất xe ô tô điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2021
Dây chuyền lắp ráp ô tô của nhà máy ô tô VinFast tại Việt Nam.

Theo vị chuyên gia, chính sách sẽ tạo nên người chơi và khi đó sẽ có cạnh tranh để có sản phẩm tốt, người dùng và nền kinh tế được hưởng lợi. Quan trọng là phải tạo ra được chính sách cho những sản phẩm chiến lược của những ngành đóng góp cho nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững, đồng thời, khuyến khích sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ và thân thiện môi trường, mà một trong những sản phẩm đó chính là xe điện.

“Ta phải hỗ trợ thì mới có những doanh nghiệp Việt trưởng thành, gánh vác trọng trách của người đi đầu, theo sau đó là hình thành cả đội ngũ doanh nghiệp Việt sản xuất các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao để vươn ra thế giới, tạo nên tầm vóc và thương hiệu quốc gia”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn nhấn mạnh.

Theo ông Tuấn, công nghệ đổi mới sáng tạo kèm theo đó là con người sáng tạo chính là chìa khóa căn bản cho mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng ở Việt Nam.

Ô tô VinFast của Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2021
VinFast VF e34 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có đủ sức thay đổi cuộc chơi?

Khẳng định thời điểm hiện tại chính là “thời cơ vàng” để đầu tư và phát triển ngành công nghiệp xe điện ở Việt Nam, ông Tuán cho rằng, cũng như 5G, chúng ta đã xuất phát ngang với thế giới, vị thế Việt Nam cũng đã khác trước.

“Chúng ta lại có lợi thế về cơ cấu dân số vàng, dân số trẻ, năng động, khả năng tiếp cận công nghệ nhanh và đây chính là điều kiện, cơ hội cực kỳ quý báu để bứt phá, đuổi kịp và thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn khẳng định.

Quan trọng hơn nữa, theo chuyên gia, nhờ việc đầu tư vào ngành công nghiệp xe điện, khuyến khích đào tạo, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức sử dụng xe ô tô điện, bảo vệ môi trường, tạo nên nền văn hóa tiêu dùng bền vững, xây dựng lối sống xanh, xã hội xanh, đô thị, nông thôn xanh.

Đây là việc cần làm ngay để Việt Nam có thể tạo ra một thế hệ công dân có ý thức tiêu dùng xanh, có trách nhiệm với cộng đồng, giảm ô nhiễm môi trường, hướng đến phát triển các mục tiêu bền vững.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала