Cúng rằm tháng Giêng năm 2022 như thế nào?

© Sputnik / Taras IvanovCụ già làm lễ trước bàn thờ tổ tiên ngày Tết ở Việt Nam
Cụ già làm lễ trước bàn thờ tổ tiên ngày Tết ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2022
Đăng ký
Tết Nguyên tiêu – rằm tháng Giêng là ngày lễ lớn vào đầu năm âm lịch của Việt Nam, Trung Quốc và các nước Á Đông khác. Trong dịp này, người dân thường đi chùa, dâng hương lễ Phật và chuẩn bị mâm cỗ cúng ông bà gia tiên.
Tết Nguyên tiêu là ngày lễ cuối trong chuỗi hoạt động lễ hội liên quan đến Tết Nguyên đán. Với nhiều người, phải qua hết ngày này thì mới thực sự hết Tết.

"Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng"

Tết Nguyên tiêu là đêm rằm tháng Giêng của năm âm lịch. Về ngữ nghĩa, từ “nguyên” nghĩa là thứ nhất, “tiêu” chỉ ban đêm, đề cập đến đêm trăng tròn đầu tiên của tháng trong năm mới.
Tết Nguyên tiêu còn được gọi là Tết Thượng nguyên, trong khi rằm tháng Bảy là Tết Trung nguyên và rằm tháng Mười là Tết Hạ nguyên. Năm nay, Tết Nguyên tiêu rơi vào thứ Ba, ngày 15/2 dương lịch.
Trong ngày này, người dân Việt Nam thường có thói quen lên chùa cầu an, cúng sao giải hạn, ước nguyện điều tốt lành cho năm mới. Ngoài ra, một số gia đình còn làm mâm cơm cúng tổ tiên vào dịp này.
Câu nói xưa "cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng" cho thấy tầm quan trọng của ngày Tết Nguyên tiêu. Đây đồng thời là ngày lễ quan trọng cuối cùng trong chuỗi hoạt động lễ hội liên quan đến Tết Nguyên đán. Với nhiều người, phải qua hết ngày này mới thực sự hết Tết.
Hình ảnh con hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2022
‘Chúa sơn lâm’ - Linh vật hộ mệnh của người Việt Nam

Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Nguyên tiêu

TS. Trần Long, Giảng viên khoa Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho biết Tết Nguyên tiêu tại Việt Nam vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo ông, nguồn gốc của Tết Nguyên tiêu có nhiều phiên bản khác nhau. Mỗi giai thoại lại đưa ra một cách giải thích và chúng cứ vậy được lưu truyền đến ngày này.
Trong số những câu chuyện đó, phiên bản truyền tụng nhiều nhất về Tết Nguyên tiêu là việc một con thiên nga của thiên đình bay xuống hạ giới rồi bị thợ săn bắn chết. Đây là con vật Ngọc Hoàng rất yêu thích nên Ngài nổi giận vô cùng, sai thiên binh thiên tướng đúng ngày rằm tháng Giêng xuống trần gian phóng hỏa thiêu rụi mọi thứ.
May mắn là có một vị thần tiên có lòng thương xót dân chúng vô tội, đã hạ phàm chỉ dẫn người dân thoát cơn ách nạn này. Theo lời vị tiên này, đến ngày rằm tháng Giêng, nhà nào cũng treo đèn lồng đỏ trước nhà, để khi Ngọc Hoàng trên trời nhìn xuống lầm tưởng hạ giới đã bị phóng hỏa.
Các sư thầy làm lễ cầu an bên trong Chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa, Hà Nội). - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Cảnh tượng ‘cầu an trực tuyến’ chưa từng có tại chùa Phúc Khánh vì dịch Covid-19
Do vậy, tại Trung Quốc hay cộng đồng người Hoa ở TP.HCM, cứ đến dịp Tết Nguyên tiêu là người dân lại treo đèn lồng đỏ để nhớ ơn vị thần tiên nọ.
Một sự tích khác thì kể rằng vua Hán Văn Đế lên ngôi đúng ngày rằm tháng Giêng nên cứ đến ngày này, ông lại ra ngoài cung để chung vui cùng dân chúng. Do là đêm trăng trong đầu tiên của năm nên Hán Văn Đế đã gọi ngày này là ngày Tết Nguyên tiêu.
"Tết Nguyên tiêu của người Hoa trùng với Rằm tháng Giêng của người Việt và cả hai đều coi trọng ngày này nên những năm chưa có dịch, cả chùa của người Hoa ở khu Chợ Lớn và chùa của người Việt ở những nơi khác đều tấp nập người đến cầu phước lành, bình an, một số nơi còn dâng sao giải hạn", TS. Trần Long cho biết.

Thời gian cúng rằm tháng Giêng

Trước nay, lễ cúng rằm tháng Giêng vẫn thường được thực hiện vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày 15/1 âm lịch. Đa phần các gia đình hiện vẫn chọn cúng vào ngày này, nhưng không khắt khe về giờ giấc, miễn sao thuận tiện là được.
Những gia đình nào có công việc bận rộn có thể tiến hành cúng trước rằm, vào khoảng ngày 13, 14 hoặc thậm chí từ ngày 11,12.
Đặc biệt, năm nay ngày 13 âm lịch trùng với chủ nhật nên nhiều gia đình chọn cúng vào ngày này cũng hợp lý.
Thông thường, tùy vào điều kiện gia đình và phong tục vùng miền mà có mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng có thể khác nhau. Ngoài các đồ lễ như hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, vàng mã, các gia đình còn làm cả mâm cỗ mặn để cúng gia tiên.
Vàng thỏi - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2022
Giá vàng Ngày vía Thần Tài 2022 liệu có 'phi mã'?

Văn khấn rằm tháng Giêng

Dưới đây là văn khấn rằm tháng Giêng năm 2022 trích trong cuốn “Văn khấn Nôm” của Thượng toạ Thích Viên Thành, do NXB Thanh Hoá xuất bản.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy:....
Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân
Ngài Bản gia Thổ Địa Long mạch Tôn thần.
Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
Ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
Các Tôn thần cai quản ở trong khu vực này.
Hôm nay là ngày...tháng...năm...
Tín chủ con là:...
Ngụ tại:...
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật kim ngân trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án.
Chúng con thành tâm cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tám tiết vinh khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi bày tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
bàn thờ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2022
Cúng ông Công ông Táo năm 2022 như thế nào cho đúng?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала