Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam “nắn” khủng hoảng ở Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn

© Ảnh : NSRP LLCNhà máy lọc dầu Nghi Sơn
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2022
Đăng ký
Nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam ở Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa đang được đánh giá “tiềm ẩn nhiều rủi ro về năng lượng”, và để khôi phục hoạt động của Lọc dầu Nghi Sơn, theo chính Bộ trưởng Công Thương là “không dễ”.
Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh Hồ Sỹ Hùng yêu cầu PVN sớm có phương án tái cấu trúc và đề ra kịch bản tương ứng đối với các phương án về mức độ phục hồi của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

Tình hình nhà máy lọc dầu Nghi Sơn: “Căng thẳng và không dễ”

Trong bối cảnh giá dầu thế giới leo thang, cung ứng xăng dầu trong nước gặp khó khăn, chuyện lỗ lãi của các nhà máy lọc dầu Việt Nam lại tiếp tục được đưa ra thảo luận.
Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, với tổng đầu tư hơn 9 tỷ USD, Công suất giai đoạn 1 là 200.000 thùng dầu thô/ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm, chính thức đi vào hoạt động từ 2018, gần gấp đôi công suất cơ bản của nhà máy lọc dầu Dung Quất đang được Lọc dầu Bình Sơn điều hành, quản lý.
Lãnh đạo Petrovietnam kiểm tra công tác vận hành NMLD Dung Quất - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2022
Lọc dầu Dung Quất tăng công suất, Xây lắp Vietsovpetro nỗ lực với giàn RC-10 và RC-RB1
Ai đầu tư vào Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn? Như đã biết, cổ đông của nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam này gồm Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) nắm 25,1%, Công ty Idenmitsu Kosan (Nhật Bản) nắm 35,1%, Công ty Hóa chất Mitsui (Nhật Bản) sở hữu 4,7% và Tập đoàn dầu mỏ Kuwait (KPE) nắm 35,1%.
Vì chỉ nắm hơn 25% nên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hầu như không có quyền tự quyết đối với dự án này, do đó, với tình trạng hiện nay, nhu cầu “cải tổ” nhà máy lọc dầu Nghi Sơn là hết sức bức thiết.
Tính từ thời điểm được đưa vào vận hành thương mại chính thức từ năm 2018, đây là lần thứ 2 Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn phải giảm sản lượng sản xuất.
Hồi năm 2019, nhà máy ở Khu kinh tế Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa cũng từng giảm sản lượng khi gặp sự cố về phát điện. Tổng lỗ lũy kế của Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) trong 3 năm, kể từ khi vận hành thương mại (năm 2018) đến nay, là 3,3 tỷ USD.
Tại cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho hay, lỗ lũy kế của Nghi Sơn lên đến trên 3,3 tỷ đô, trong 3 năm hoạt động, và NSPR cũng nợ tiền nguyên liệu lên đến 2,8 tỷ USD.
“Do đó, để Nghi Sơn trở lại hoạt động không phải dễ”, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên.
Như Sputnik đề cập, nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn hiện cung ứng khoảng 30 - 35% thị phần xăng dầu tại Việt Nam. Do đó, chỉ cần có sự thay đổi trong hoạt động của nhà máy này thì chắc chắn có tác động nhất định đến một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước cũng như tình hình cung ứng ra thị trường, thậm chí là tác động rất lớn đến an ninh năng lượng quốc gia.
Vì tình thế ấy mà lãnh đạo Bộ Công Thương đã phải nhấn mạnh, biện pháp căn cơ hiện nay cho thị trường xăng dầu Việt Nam là “nâng hết công suất lên” – tăng công suất các nhà máy lọc dầu còn lại của Việt Nam, nhập khẩu thêm và quản lý tốt nguồn cung để không xảy ra tình trạng thiếu, khan hiếm xăng dầu.
Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2022
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không có quyền tự quyết ở Lọc dầu Nghi Sơn?
Thậm chí, còn có nguồn tin cũng khẳng định với Tuổi Trẻ rằng, tình hình tài chính của Lọc dầu Nghi Sơn khá căng thẳng và những khó khăn về tài chính là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy này.
Đồng thời, ngoài mức lỗ hàng năm lên tới hàng tỷ đô la, Lọc dầu Nghi Sơn hiện còn đang phải chịu sức ép trong khấu hao và trả lãi các khoản vay nên thiếu dòng tiền để hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như chúng tôi cũng đã thông tin trước đó, trong thông cáo báo chí vừa qua, đich thân Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng xác nhận rằng PVN đã phải cấp tiền hỗ trợ tài chính ngắn hạn cho đơn vị này để đảm bảo cho hoạt động đến tháng 5/2022 thông qua gia hạn thỏa thuận (cơ chế RPA) và thanh toán sớm hợp đồng bao tiêu sản phẩm (FPOA) để cải thiện dòng tiền.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khẳng định, thực chất theo Điều lệ Công ty, Ban điều hành nhà máy lọc dầu Nghi Sơn “phải chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh”, bao gồm công tác nhập dầu thô và công suất vận hành nhà máy.
Theo PVN, việc Lọc dầu Nghi Sơn tự ý hủy nhập 2 chuyến tàu dầu thô dẫn đến nguy cơ dừng hoạt động Nhà máy là “hoàn toàn thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban điều hành Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn”, không liên quan tới việc phê duyệt gia hạn RPA và EP.

“Không khác gì nuôi nghiện”

Như thông báo nêu trước đó của Bộ Công Thương, nhờ được PVN bổ sung tài chính nên nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã nâng công suất hoạt động và dần ổn định, cố gắng không gây xáo trộn cho thị trường.
Tuy nhiên, thực tế, công suất hiện nay chỉ đạt khoảng 60% và dự kiến sẽ nâng dần công suất lên 85% từ ngày 12/3, lên mức 100% từ ngày 15/3.
Cần nhận thức thực tế rằng, việc duy trì sản xuất của NSPR hiện chỉ mang tính “tạm thời” đến khoảng tháng 5/2022, chứ “cải tổ” còn là việc về lâu về dài để doanh nghiệp hoạt động có lãi.
Câu chuyện “ế và lỗ” của Nghi Sơn được mổ xẻ rất nhiều. Như đã biết, theo thỏa thuận, Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) được áp giá bán buôn các sản phẩm tại cổng nhà máy bằng giá xăng dầu nhập khẩu và còn được cộng thêm thuế nhập khẩu là 7% với xăng và 3% với sản phẩm hóa dầu.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2022
Lọc dầu Dung Quất phải tăng công suất, Việt Nam có đang lo khủng hoảng xăng dầu?
Đặc biệt, nếu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống mức thấp hơn mức ưu đãi trên, PVN sẽ có trách nhiệm bù cho Lọc dầu Nghi Sơn số tiền chênh lệch này trong 10 năm.
Ngoài ra, NSRP còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo, giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho cán bộ, nhân viên làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn.
Trong khi đó, theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) mà Việt Nam tham gia cam kết, mức thuế nhập khẩu xăng sẽ giảm xuống 5% vào năm 2023 và về 0% vào năm 2025.
Vị ĐBQH Trần Quang Chiểu, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính và ngân sách đã từng đề cập đến các vấn đề của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, trong đó có ưu đãi về thuế và nhấn mạnh, số tiền thiệt hại cho quốc gia là rất lớn.
Ông Chiểu cũng nêu nghi vấn về hiệu quả thu hút đầu tư có bù đắp được những ưu đãi đang bỏ ra với những nhà đầu tư nước ngoài, khi hiện nay Nhà nước đã và đang phải trợ giá, bù giá hàng chục nghìn tỷ đồng cho Nghi Sơn?
Ông Chiểu so sánh việc PVN ước tính phải bù lỗ cho PVN từ 1,5 – 2 tỷ USD khi dự án có vốn 9 tỷ USD với phát biểu thẳng thắn “nuôi thế thì không khác gì nuôi nghiện”.
Ông cũng đề nghị xem xét lại “lỗi đàm phán thiếu thông minh” trong dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Ngày 5/11/2020, phát biểu ở nghị trường Quốc hội, ông Chiểu làm một bước tính “ước lệ” như thế này. Tính toán cho thấy, sau khi bù trừ đi số tiền thuế, tiền phí, tiền thuê đất, thu được từ dự án thì số tiền mà quốc gia phải bỏ ra trả thêm cho nhà đầu tư trong 10 năm bắt đầu từ ngày nhà máy vận hành thương mại là 36,73 nghìn tỷ đồng.
“Nếu giá dầu là 50 USD/thùng, sẽ là 47,87 nghìn tỷ đồng nếu giá dầu là 60 USD/thùng, 64,58 nghìn tỷ đồng nếu giá dầu là 75 USD/thùng, 88,1 nghìn tỷ đồng nếu giá dầu là 100 USD/thùng”, ông Chiểu tính.
Vị ĐBQH cũng cho hay, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đã tiến hành giám sát chuyên đề này và gửi đến Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, ngoài số tiền thiệt hại nêu này, qua nghiên cứu kỹ cam kết bảo lãnh GGU, còn phát hiện 3 nội dung ưu đãi trái quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2022
Lọc dầu Dung Quất nhập lượng lớn dầu thô từ mỏ Bạch Hổ ngay mùng Một Tết
Trong đó có việc áp dụng thuế suất 10% thuế thu nhập doanh nghiệp cho toàn bộ vòng đời của dự án. Tiếp đó là cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu kinh tế Nghi Sơn sẽ được giảm 50% nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, trong bất cứ tình hình thị trường quan hệ cung cầu ra sao thì Việt Nam vẫn phải chịu trách nhiệm tiêu thụ 100% lượng xăng, dầu do nhà máy sản xuất ra tại cổng nhà máy.
Ông Chiểu cho rằng, mức thiệt hại là không nhỏ, phải là hàng nghìn tỷ hay hàng chục nghìn tỷ, cộng với số tiền phải thực hiện cam kết ưu đãi thuế nhập khẩu 3 năm 7% như nêu trên thì số tiền thiệt hại cho ngân sách quốc gia sẽ là rất lớn.
“Có phải đây là vụ việc gây thiệt hại kinh tế cho quốc gia lớn nhất từ trước đến nay hay không?”, vị Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh.

Cung ứng xăng dầu không thể phụ thuộc vào Nghi Sơn

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương Trần Duy Đông cho biết, một nhà máy lọc dầu chiếm 35% thị phần, giảm công suất xuống 55-60% thì thị trường thiếu hụt “là đương nhiên”.
Theo ông Đông, với công suất vận hành hiện nay là 55%, tiến độ giao hàng của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn trong tháng 2 cũng chưa được bổ sung hoàn toàn và kịp thời theo nhu cầu của thị trường.
Vậy nên, dù tình hình có cải thiện hơn nhưng thị trường xăng dầu vẫn chưa thể hoàn toàn chấm dứt tình trạng có nơi thiếu hàng xăng dầu cục bộ.
Vụ trưởng Trần Duy Đông cũng cho biết Bộ Công Thương đã làm việc với PVN, chờ đến cuối tháng 3, khi Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn có câu trả lời rõ ràng về kế hoạch vận hành của Nghi Sơn sau thời điểm tháng 5 để có sự chủ động hơn về nguồn.
“Tránh phụ thuộc và trông chờ hoàn toàn vào nhà máy này”, ông Đông nói.
PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nêu quan điểm, khi thừa xăng dầu thì Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đề xuất hạn chế nhập khẩu.
Dầu mỏ - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2022
Việt Nam bơm tiền cho nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn
Trong khi đó, khi thị trường có biến động mạnh về nguồn cung, giá cả thì nhà máy này lại kêu khó khăn về tài chính và giảm công suất, dừng hoạt động là điều không thể chấp nhận được.
Ông Long đề nghị cần có hướng xử lý rõ ràng hơn, rút kinh nghiệm khi thực hiện liên doanh liên kết, đặc biệt liên quan đến những mặt hàng quan trọng, ảnh hưởng tới an ninh năng lượng.
“Qua đây cũng phải khuyến nghị với doanh nghiệp mua xăng dầu cần có hợp đồng chặt chẽ hơn, sử dụng công cụ bảo hiểm để tránh rủi ro từ nhà cung cấp”, PGS.TS Ngô Trí Long nhấn mạnh.
Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam Bùi Ngọc Bảo cũng xác nhận rằng, việc khôi phục sản xuất của Nghi Sơn chỉ được đảm bảo đến tháng 5/2022 nên cần phải có một "câu trả lời rõ ràng" để có giải pháp tổng thể. Nói với Tuổi trẻ, ông Bảo cho biết, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn dừng sản xuất hay tiếp tục kế hoạch cung ứng cũng cần phải có thông báo rõ ràng để các doanh nghiệp phân phối có sự chủ động phương án nhập khẩu, tạo nguồn thay thế.
“Chứ để cận ngày lại nói không có sẽ tiếp tục gây nên nguy cơ đứt gãy hệ thống”, ông Bảo lưu ý.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, thông thường các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn đều có kế hoạch kinh doanh bài bản. Trên cơ sở đánh giá tình hình nhu cầu thị trường và giá cả, các doanh nghiệp này sẽ đàm phán để có giá tốt với những hợp đồng dài hạn, chiếm từ 40-50% lượng mua vào.
Các hợp đồng mua theo quý sẽ chiếm từ 20-30%, còn lại tỷ lệ nhỏ hơn sẽ mua theo chuyến. Theo ông Bảo, nếu nguồn cung bị đứt gãy mà không xác định rõ thời gian thì sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch cung cấp hàng, khi chuyển hướng nhập khẩu sẽ phải chấp nhận mua giá cao và bị ép giá.
Nhà máy lọc dầu Moskva - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
PVN lý giải vì sao nhà máy lọc dầu Nghi Sơn thua lỗ
Ông Bảo cũng nhấn mạnh trách nhiệm của Nghi Sơn - là một trong những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xăng dầu trên thị trường nên cần thực hiện các nghĩa vụ cam kết với nhà mua hàng.
Theo đó, dừng hoạt động đột ngột vì lý do khó khăn về tài chính là không chấp nhận được. Theo ông Bảo, Lọc dầu Nghi Sơn cũng phải hoạt động theo cơ chế thị trường, phải chịu chế tài phù hợp.
“Không thể giảm sản lượng với lý do khó khăn về tài chính mà bắt các doanh nghiệp, người dân phải chiều theo được”, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam nói.
PVN phải bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho Lọc dầu Nghi Sơn nhưng lại có không quyền hạn trong vận hành nhà máy hay điều hành sản xuất trực tiếp nên trách nhiệm của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn với các nhà mua hàng bị hạn chế.
Theo các chuyên gia, chính cơ chế mua bán này không chỉ khiến cho các doanh nghiệp mua hàng từ nhà máy này bị thua thiệt mà còn ảnh hưởng lớn tới cung cầu thị trường trong trường hợp nhà máy giảm cung, đứt đoạn sản xuất như vừa qua.

Đổi mới nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn

Ngày 18/2, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh ông Hồ Sỹ Hùng khi đi thăm thực địa nhà máy lọc dầu Nghi Sơn hôm nay đã chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) nghiên cứu, đưa ra giải pháp phương án tái cấu trúc và các kịch bản tương ứng đối với các phương án về mức độ phục hồi của NSRP.
Ông Hùng chỉ đạo PVN nghiên cứu, đưa ra giải pháp phương án tái cấu trúc và các kịch bản tương ứng đối với các phương án về mức độ phục hồi của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Ông Hùng yêu cầu Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) nghiêm túc đánh giá các yếu tố tác động gây lỗ kéo dài thời gian qua, từ đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tập trung cho việc đổi mới quản trị gắn với đảm bảo sản xuất và cung ứng xăng dầu cho thị trường Việt Nam theo đúng cam kết của dự án.
Nhà máy lọc dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2022
Chuyện gì đang xảy ra ở Nghi Sơn - nhà máy lọc dầu lớn nhất của Việt Nam?
Nói về nguyên nhân gây lỗ kéo dài, lãnh đạo Nghi Sơn cho biết dự án được đưa vào vận hành thương mại trong bối cảnh toàn thế giới có xu thế dịch chuyển nguồn năng lượng mạnh mẽ (năng lượng tái tạo, thay thế động cơ đốt trong bằng động cơ điện nên nhu cầu xăng dầu giảm), thị trường biến động bất lợi, biên lợi nhuận chế biến của ngành lọc dầu giảm mạnh và tác động của dịch Covid-19.
“Tất cả những điều này đã ảnh hưởng lớn tới nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của dự án”, NSRP nói.
Ngoài ra, chi phí tài chính cao, cùng với việc bù đắp chi phí cho thời gian chậm tiến độ (khoảng 17 tháng) cũng là một nguyên nhân gây lỗ của Lọc dầu Nghi Sơn.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và PVN đánh giá công tác quản trị, nhân sự của NSRP trước và nay còn nhiều bất cập. Đồng thời, việc tái cấu trúc tổng thể NSRP là nhu cầu cần thiết và cấp bách, trước mắt là cải thiện công tác quản lý, quản trị nhằm tăng hiệu quả hoạt động, giảm tối thiểu chi phí sản xuất.
Theo Ủy ban Quản lý vốn và PVN, nhiệm vụ quan trọng trước mắt là các bên góp vốn khẩn trương thống nhất chủ trương, nguyên tắc xây dựng phương án tái cấu trúc tổng thể NSRP, đồng thời nhanh chóng thực hiện các giải pháp sơ bộ đã được thống nhất làm cơ sở triển khai các giải pháp dài hạn.
Là dự án trọng điểm nhưng Lọc dầu Nam Vân Phong vẫn nhiều năm im lìm - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2018
Vì sao Petrolimex bỗng dưng xin dừng Dự án lọc hoá dầu tỷ đô?
Ông Hồ Sỹ Hùng nhắc nhở lãnh đạo Nghi Sơn rằng, trong quá trình tổ chức thực hiện cần tôn trọng ý kiến, giải pháp của PVN đảm bảo phù hợp quy định pháp luật, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với các điều kiện của cơ quan quản lý nhà nước.
Cũng theo Phó Chủ tịch Hồ Sỹ Hùng, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sát sao chỉ đạo, đồng hành cùng PVN triển khai các giải pháp quyết liệt đối với Lọc dầu Nghi Sơn trên cơ sở xác định phải có dấu hiệu phục hồi doanh nghiệp và hiệu quả trong thời gian tới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала