“Chủ nợ” Sacombank nói gì về tin đồn Bamboo Airways phá sản?

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaMáy bay Airbus A321Neo của Bamboo Airways
Máy bay Airbus A321Neo của Bamboo Airways - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2023
Đăng ký
Những tin đồn Bamboo Airways xin phá sản đã ảnh hưởng đến cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), nhất là bản chụp báo cáo là thông tin "Sacombank cho vay nhiều nhất".
Trước những thông tin xáo trộn này, Tổng Giám đốc Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm khẳng định khoản vay của Bamboo Airways đều có tài sản đảm bảo nên kể cả trong trường hợp xấu nhất Sacombank vẫn có thể chủ động trong phương án thu hồi nợ.

Sacombank lên tiếng về việc cho Bamboo Airways vay vốn

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) hiện đang là ngân hàng đang có khoản cho vay và ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sacombank cũng đang tham gia vào quá trình tái cơ cấu CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways).
Các tin đồn về việc Bamboo Airways đệ đơn xin phá sản chưa lắng xuống và việc Sacombank đang là chủ nợ lớn nhất của hãng hàng không Tre Việt cũng tác động đến tâm lý của nhà đầu tư.
Theo bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho biết năm 2021, Sacombank đã cho Bamboo Airways vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của hãng.
“Việc cho vay này phù hợp với chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đó là kích cầu du lịch, hỗ trợ các hãng hàng không sau đại dịch COVID-19. Hoạt động cấp tín dụng cho hãng được thực hiện đúng quy định pháp luật cũng như quy định nội bộ của Sacombank”, Doanh nghiệp và Kinh doanh dẫn lời bà Diễm khẳng định.
Theo lãnh đạo Sacombank, hệ quả từ ảnh hưởng của dịch bệnh, việc thay đổi chủ sở hữu và những thay đổi gần đây trong bộ máy quản trị điều hành ít nhiều đã ảnh hưởng đến hoạt động của Bamboo Airways.
Máy bay Bamboo Airways A321neo - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2023
Sự thật Bamboo Airways phá sản và Sacombank là ngân hàng cho vay nhiều nhất
Tuy vậy, ngân hàng Sacombank không lo lắng về khả năng trả nợ của Bamboo Airways.
“Mỗi tháng dòng tiền từ Bamboo Airways qua tài khoản Sacombank vẫn dao động từ 1.000 đến 1.500 tỷ, khả năng trả nợ vẫn đảm bảo. Mặt khác, các khoản vay của Bamboo Airways đều có tài sản đảm bảo nên kể cả trong trường hợp xấu nhất Sacombank vẫn có thể chủ động trong phương án thu hồi nợ vay, hạn chế rủi ro cho ngân hàng”, Tổng Giám đốc Sacombank nêu rõ.
Thông tin thêm về ông Dương Công Minh, bà Diễm nhấn mạnh, với bề dày kinh nghiệm trên thương trường và trong tái cơ cấu, việc ông Minh đảm nhận vị trí cố vấn cấp cao Bamboo Airways trong giai đoạn khó khăn vừa qua của hãng là “phù hợp”.

Về tin đồn Bamboo Airways phá sản

Trước đó, như Sputnik thông tin, chia sẻ với báo chí, ông Phan Đình Tuệ, Thành viên HĐQT Bamboo Airways cho biết, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật trước đây của Bamboo Airways đúng là có ký một báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo thực trạng khó khăn của Bamboo Airways và đề xuất Chính phủ có những giải pháp hỗ trợ.
Tuy nhiên, văn bản này do cá nhân Phó Chủ tịch thời điểm đó mong muốn báo cáo (khó khăn), chứ không phải nghị quyết của hội đồng quản trị.
Hiện vị này cũng đã thôi làm Phó Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của Bamboo Airways.
Ông Phan Đình Tuệ nhắc lại, mục đích của văn bản chỉ báo cáo Thủ tướng để xin giải pháp, nhưng cách diễn đạt đã gây hiểu lầm.
“Đúng là Bamboo Airways có khó khăn thật nhưng công ty vẫn đang cố gắng tái cấu trúc, làm việc với đối tác để kêu gọi nhà đầu tư. Bamboo Airways cũng đang đàm phán với các chủ tàu xin gia hạn các khoản thanh toán đến hạn và họ cũng đồng ý do công ty hiện đang hoạt động tốt”, sếp Bamboo Airways bày tỏ.
Thực tế, chuyện nộp đơn phá sản vẫn thường gây âu lo và e sợ về khả năng trả nợ của doanh nghiệp cho nhà đầu tư cũng như khách hàng, xét chung tính ổn định của toàn thị trường.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, khi doanh nghiệp tự nguyện nộp đơn phá sản, họ sẽ được bảo hộ có cơ hội tái cơ cấu, duy trì hoạt động và vực dậy từ khó khăn. Ông lớn Apple, hãng xe GM, hay hãng hàng không American Airlines đều là những trường hợp tiêu biểu cho việc doanh nghiệp đã nộp đơn phá sản nhưng vẫn có thể phục hồi và kinh doanh trở lại, thậm chí là vực dậy rất thành công.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2023
Bản Việt, MB, Sacombank, OCB và nhiều ngân hàng bị Kiểm toán Nhà nước điểm tên
Hiện nay, trong luật pháp Việt Nam không có khái niệm “bảo hộ phá sản”, tuy nhiên, các điều khoản trong Luật Phá sản ban hành năm 2014 cũng giúp doanh nghiệp tái cơ cấu, duy trì hoạt động và đảm bảo thanh toán nợ để không rơi vào tình cảnh thực sự phá sản. Do đó, nếu như một hãng hàng không có đệ đơn xin Chính phủ bảo hộ phá sản thì cũng có thể coi là một cơ hội để tái cấu trúc và cải thiện những tồn tại yếu kém và phát huy điểm mạnh, lợi thế để trụ vững rồi phục hồi tăng trưởng.
Sau thời gian ngành hàng không trì trệ vì Covid-19 cũng như hệ luỵ của loạt sự kiện trên thị trường liên quan việc cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt, tính tới cuối năm 2022, quy mô tài sản của Bamboo Airways giảm gần 8.900 tỷ đồng so với đầu năm về 18.007 tỷ đồng.
Tính đến cuối kỳ, Bamboo Airways còn 82 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, giảm mạnh so với mức 1.122 tỷ đồng đầu năm. Bên cạnh đó, công ty đầu tư vào chứng khoán gần 6.308 tỷ đồng (không được thuyết minh cụ thể).
Khoản phải thu đang chiếm dụng lớn lượng vốn của Bamboo Airways khi ghi nhận tại ngày 31/12/2022 là 13.318 tỷ đồng, trong đó phải trích lập dự phòng khoản khó đòi 9.692 tỷ.
Cuối năm ngoái, hãng bay này vay tổng cộng 10.623 tỷ đồng, gấp 2,2 lần đầu năm và chiếm 56% tổng nợ phải trả. Trong năm qua, công ty đi vay tổng cộng 16.805 tỷ đồng thời trả nợ gốc vay 10.973 tỷ. Tổng chi phí lãi vay của hãng này là 544 tỷ đồng năm 2022.
Về tình hình kinh doanh, năm qua, Bamboo Airways lỗ sau thuế kỷ lục 17.619 tỷ đồng do tăng mạnh khoản dự phòng khoản phải thu khó đòi. Doanh thu gấp 3,3 lần so với 2021 đạt 11.732 tỷ đồng.
Phải đến đại hội đồng cổ đông gần cuối tháng 6/2023, Bamboo Airways mới công bố khoản lỗ gần 18.000 tỷ đồng trong năm 2022 dù doanh thu tăng hơn ba lần năm trước đó. Tuy nhiên, chính sự thay đổi, biến động nhân sự gần đây đã khiến tuyên bố cắt lỗ và có lãi từ năm 2024 có vẻ xa thực tế hơn, tuy nhiên, hãng Tre Việt vẫn khẳng định họ hoạt động bình thường và đang tái cấu trúc.
Tiếp viên hàng không Việt Nam Bamboo Airways - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2023
Thực hư Drama “ông Dương Công Minh và nhóm cổ đông thân cận thâu tóm Bamboo Airways”

Bamboo Airways rất nhiều tiềm năng

Lên tiếng mới đây về tin đồn phá sản, ông Oshima Hideki, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Bamboo Airways cho rằng, đúng là tình hình tài chính của Bamboo Airways hiện đang không được tốt - một phần do ảnh hưởng của COVID-19. Tuy vậy, hãng được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, có tiêu chuẩn an toàn, tỷ lệ đúng giờ cao, đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực và nhiệt huyết.
“Bởi vậy, tôi tin tuy khó khăn nhưng Bamboo Airways vẫn tiềm tàng triển vọng phát triển lớn mạnh”, lãnh đạo cấp cao Bamboo Airways nhấn mạnh và cho hay, sẽ áp dụng những kinh nghiệm vượt qua tình huống công ty trên bờ vực phá sản của Japan Airlines để giúp tháo gỡ những khó khăn nội tại của Bamboo Airways.
Ông Oshima Hideki lưu ý, ngoài việc duy trì và cải thiện niềm tin của hành khách với thương hiệu, Bamboo mong muốn tối ưu hiệu quả hoạt động, nâng cao nhận thức về chi phí của mỗi nhân viên cũng như nỗ lực để tạo ra lợi nhuận trong toàn công ty.
Ngoài ông, sẽ còn có một nhóm các chuyên gia người Nhật cùng đồng hành để giúp hãng triển khai những chiến lược này.
“Cá nhân tôi có kinh nghiệm lâu năm về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không, vì vậy tôi muốn hướng tới việc nâng cao hiệu quả của mạng lưới quốc tế và xây dựng mở rộng quan hệ đối tác toàn diện cho Bamboo Airways. Ba thành viên còn lại là chuyên gia trong các lĩnh vực điều hành chung, an toàn và bảo trì, tài chính”, vị lãnh đạo người Nhật nói với Tiền phong.
Cần lưu ý rằng, tuổi đời của Bamboo Airways còn trẻ nên cũng luôn mang đến cảm giác mới mẻ và trẻ trung cho hành khách. Ông đề cao Bamboo Airways có danh tiếng tốt bởi là một hãng hàng không có giá trị cốt lõi tốt, tiêu chuẩn dịch vụ cao, tỷ lệ an toàn và đúng giờ đứng đầu trong các hãng hàng không nội địa, được nhiều hành khách tin tưởng và yêu mến.
“Bamboo Airways có tiềm năng phát triển rất lớn. Với những quyết tâm và nỗ lực của tập thể ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên, tôi tin hãng sẽ sớm hoàn thành quá trình tái cơ cấu và sẽ hướng đến việc kinh doanh có lãi trong thời gian tới”, lãnh đạo tin tưởng.
Ông Oshima Hideki cho biết, Bamboo Airways cũng rất muốn tạo ra một môi trường làm việc nơi các nhân viên đều cảm thấy hạnh phúc, cũng như đóng góp cho xã hội bằng việc đem đến một dịch vụ hàng không chất lượng và tận tâm.
“Chúng tôi đang làm việc với các bộ phận chuyên môn trong công ty, đến thăm từng văn phòng và nói chuyện với từng nhân viên để lắng nghe, tìm hiểu và đưa ra những tư vấn, giải pháp giúp cải thiện bộ máy quản trị và giải quyết dần các vấn đề nội tại”, đại diện Bamboo Airways khẳng định.
Logo công ty Facebook* và Meta* trên màn hình điện thoại thông minh và màn hình - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2023
Xử phạt hành chính Facebooker* “Thang Dang” - cựu Chủ tịch Bamboo Airways

Bamboo Airways đang nỗ lực cải tổ mạnh mẽ

Trong thông cáo chính thức phát đi ngày 14/7, như Sputnik đã thông tin, Bamboo Airways tuyên bố họ vẫn đang hoạt động bình thường.
“Đến nay, Bamboo Airways vẫn đang hoạt động ổn định, đảm bảo khai thác các chuyến bay đúng giờ, an toàn tuyệt đối”, Bamboo Airways nói họ không có chủ trương phá sản và đã quyết liệt tái cấu trúc và tiến hành nhiều cải tổ mạnh mẽ.
Bamboo Airways đã nghiên cứu kỹ lưỡng và xây dựng nhiều phương án hoạt động để lựa chọn định hướng phát triển phù hợp và khả thi nhất.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển mạng bay, tối ưu hóa mọi nguồn lực để tiếp tục phụng sự khách hàng, đem tới dịch vụ hàng không chất lượng cao, hiếu khách, tận tâm”, hãng hàng không Tre Việt gửi cam kết đến nhà đầu tư và khách hàng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала