Liệu Việt Nam có thể “hoá rồng”?

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaCột cờ Việt Nam, Hà Nội.
Cột cờ Việt Nam, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2024
Đăng ký
Việt Nam đang nắm trong tay vận mệnh và cơ hội lớn để vươn mình trở thành một con rồng mới ở châu Á như cách mà Hàn Quốc, Singapore hay Đài Loan đã làm.
Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tin rằng, không có khó khăn, thách thức nào ngăn trở được sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, qua đó tiếp tục khẳng định nền kinh tế Việt Nam là một con rồng mới của khu vực châu Á.
Người đứng đầu Bộ kế hoạch và Đầu tư cũng khẳng định, nền kinh tế Việt Nam sẽ sớm trở thành một con rồng mới ở châu Á nếu tất cả cùng quyết tâm, với cái tâm trong sáng và trái tim đầy lửa phấn đấu nỗ lực chăm chỉ mỗi ngày.

Kỳ tích phi thường của Việt Nam

Năm mới Giáp Thìn, người ta ngày càng nói nhiều về việc Việt Nam đua thành rồng châu Á.
Theo truyền thuyết, dân tộc Việt Nam có sự tích con Rồng cháu Tiên. Năm Rồng người ta kỳ vọng vào sự bứt phá, thịnh vượng, sức mạnh quyền lực tối cao và cơ hội để đất nước hoá rồng.
Từng bị Mỹ và phương Tây bao vây cấm vận, phải gánh chịu hậu quả nặng nề sau chiến tranh thảm khốc, vật lộn về kinh tế, chính công cuộc Đổi mới 1986 thần kỳ của Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giúp Việt Nam mở cửa với thế giới, vươn lên đạt được những thành tựu to lớn và hứa hẹn cơ hội trở thành con rồng mới của châu Á.
Sau gần 40 năm Đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện. Những thành công của kinh tế Việt Nam được nhiều lãnh đạo thế giới, các tổ chức quốc tế, các nước trong Liên Hợp Quốc coi là “kỳ tích phi thường”.
© Ảnh : MPIBộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2024
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 190 nước, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lược với tất cả 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và nhiều nước G20; ký 16 FTA với hơn 60 nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Việt Nam nhiều lần khẳng định “đất nước chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín như hiện nay”.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, sau 37 năm Đổi mới, đến năm 2023, quy mô GDP Việt Nam đạt xấp xỉ 450 tỷ USD, tăng khoảng 50 lần.
Đáng chú ý, giai đoạn 1986 - 2022, Việt Nam lọt vào Top 5 nước có quy mô kinh tế tăng trưởng nhiều nhất thế giới.
Từ một quốc gia ‘vùng trũng’ ở Đông Nam Á, Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 4.500 USD. Việt Nam đã bật ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008.
Dễ thấy nhất, từ một nước bị thiếu lương thực, đói ăn, bị cấm vận đủ bề, đến nay, Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo cùng nhiều mặt hàng nông sản khác top đầu thế giới.
Nhìn nhận đánh giá về đường lối Đổi mới của Việt Nam, theo chuyên gia Phan Thế Hải chia sẻ trên tạp chí Nhà Đầu tư, gói gọn trong một số khía cạnh như việc thừa nhận kinh tế thị trường nhiều thành phần; trao quyền mưu sinh, làm kinh tế cho người dân và cả đảng viên; mở cửa nền kinh tế để thu hút các nguồn lực từ nước ngoài vào đầu tư và tạo điều kiện cho người Việt ra nước ngoài mưu sinh.
Đồng thời, Việt Nam nỗ lực xây dựng môi trường pháp lý minh bạch để các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư làm giàu…
Nông dân thu hoạch rau củ để cung ứng cho thị trường Tết - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2024
"Ngôi vương" của xuất khẩu Việt Nam
“Nhờ những chính sách đó, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trung bình khoảng gần 7% mỗi năm. Quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng”, Nhà Đầu tư dẫn ý kiến chuyên gia Phan Thế Hải cho biết.

“Nền kinh tế Việt Nam có thể hoá rồng”

Chia sẻ với báo Đầu tư dịp đầu xuân năm mới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tin rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ sớm vươn lên trở thành con rồng mới của châu Á.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, biểu tượng con rồng của năm Giáp Thìn, năm 2024, tượng trưng cho sức mạnh, niềm tin mãnh liệt của người châu Á.

“Tôi tin tưởng rằng, với sự vào cuộc, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự hỗ trợ, hợp tác, đồng hành của cộng đồng quốc tế, các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài…, không có khó khăn, thách thức nào ngăn trở được sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, qua đó tiếp tục khẳng định nền kinh tế Việt Nam là một con rồng mới của khu vực châu Á”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Đồng thời, trong hành trình đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết tâm, nỗ lực để đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước.
Nhìn lại những gì đã qua, Bộ trưởng cho rằng: “Chúng ta đã chiến thắng các “cơn gió ngược” để tự tin bước vào một năm mới, năm 2024 với dự báo là tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức hơn là thuận lợi. Mặc dù vậy, Việt Nam kiên định mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tập trung mọi nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng trên nền tảng duy trì ổn định kinh tế vĩ mô”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2024
Dư âm sự cố rút tiền hàng loạt vẫn còn, sớm có phương án xử lý SCB
Lưu ý mục tiêu phát triển mà Đại hội Đảng XIII đặt ra là rất lớn, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, tăng trưởng kinh tế năm 2023 mặc dù rất tích cực, nhưng tăng trưởng bình quân 3 năm qua đạt dưới mục tiêu bình quân chung Kế hoạch 5 năm (6,5-7%) và Chiến lược 10 năm (khoảng 7%); GDP bình quân đầu người năm 2023 chỉ đạt 4.284 USD, cách khá xa mục tiêu đến năm 2025 đạt khoảng 4.700-5.000 USD. Do đó, đạt mục tiêu tăng trưởng 5 năm là nhiệm vụ vô cùng khó khăn và điều này có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu lớn hơn vào các dấu mốc 2030 và 2045.
“Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn nước rút, giai đoạn tăng tốc trong thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025; chuẩn bị nền tảng để đón nhận thời cơ, vận hội mới cho bước ngoặt của đất nước trong giai đoạn tiếp theo”, theo Bộ trưởng điều quan trọng là củng cố và khơi thông nội lực, tranh thủ ngoại lực nhằm giúp chúng ta có thể đi nhanh hơn và bền vững hơn.
Trong ngắn hạn, theo Bộ trưởng, phải tập trung triển khai các Nghị quyết 01 và 02 Chính phủ phấn đấu đạt các mục tiêu của Kế hoạch năm 2024 đã đề ra để tạo tiền đề phát triển cho năm 2025 và cho cả giai đoạn phát triển 2021-2025. Về dài hạn, Việt Nam chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; hoàn thiện hơn các thể chế, chính sách với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ban đêm, kinh tế chia sẻ, phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế ở Việt Nam…
Cùng với đó, Việt Nam cũng chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận những cơ hội, dự án phát triển ngành bán dẫn… nhằm xanh hóa nền kinh tế, nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Chip bán dẫn và chìa khoá cho Việt Nam

Nói về lĩnh vực chip bán dẫn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tin rằng, Việt Nam đang có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn.
Ông dẫn chứng, Việt Nam không chỉ là có hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, mà Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Thủ tướng Phạm Minh Chính rất quan tâm việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển ngành bán dẫn ở Việt Nam.
Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ ngành xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược để phát triển ngành này ở Việt Nam, xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư cho ngành công nghiệp này đến năm 2030. Bộ trưởng khẳng định, “đây là bước chuẩn bị rất bài bản”.
Năm 2023, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 5,05% - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2024
HSBC: Tháng 1 là khởi đầu "hanh thông" cho sự phục hồi kinh tế của Việt Nam
Ngoài ra, Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ phù hợp với ngành bán dẫn. Việt Nam cũng đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan...
Việt Nam đã thành lập được NIC, đồng thời có 3 khu công nghệ cao ở TP.HCM, Hòa Lạc (Hà Nội), Đà Nẵng, sẵn sàng đón các nhà đầu tư ngành bán dẫn với cơ chế ưu đãi cao. NIC và các khu công nghệ cao này sẽ là cầu nối quan trọng để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái ngành bán dẫn Việt Nam.
Hiện đã có nhiều tập đoàn công nghệ lớn như John Cockerill, Synopsys, Cadence, rồi Google, Meta, Siemens, Hitachi, Samsung, SpaceX… đến để hợp tác với NIC trong các hoạt động về đổi mới sáng tạo, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số và đào tạo phát triển nguồn nhân lực số...
Hàng loạt nhà đầu tư tầm cỡ trong lĩnh vực bán dẫn, AI, như Intel, Nvidia, Qualcomm, Ampere, ARM, Synopsys… cũng đã đến làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh, mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam.
“Cơ hội phải nói là rất lớn”, Bộ trưởng chỉ rõ, việc nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong ngành điện tử, bán dẫn đã hiện diện và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam như Intel, Samsung, Synopsys, Qualcomm, Infineon, Amkor... đã chứng minh cho vai trò then chốt và ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Đúc kết lại, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tin rằng, mục tiêu lớn lao, thách thức là không nhỏ, nhưng nếu như tất cả chúng ta đều có tinh thần quyết tâm, không gì là không thể, với một tâm sáng và một trái tim lửa, cùng khát vọng vươn lên mạnh mẽ để tự tin cùng nhau phấn đấu nỗ lực, chăm chỉ mỗi ngày, nền kinh tế Việt Nam sẽ sớm vươn lên trở thành con rồng mới của châu Á.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала