Việt Nam là công xưởng thế hệ tiếp theo của thế giới

© Ảnh : Facebook / Công ty Luật IPICNhà máy LG ở Việt Nam.
Nhà máy LG ở Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2024
Đăng ký
Việt Nam được đánh giá là 'công xưởng thế giới thế hệ tiếp theo', sẽ thay thế Trung Quốc ở nhiều mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Báo Hàn Quốc cho rằng, Chính phủ Việt Nam đang muốn vượt xa mô hình “made in Vietnam” trước đây, chuyển từ vai trò cơ sở gia công thuê, vươn lên thành trung tâm sản xuất mới của thế giới với kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

Công xưởng thế giới thế hệ tiếp theo

Tháng 9 năm ngoái, một cuộc thi lập trình đã được tổ chức tại LG Science Park ở Magok, Gangseo-gu, Seoul, với sự tham gia của khoảng 100 nhà phát triển trong và ngoài nước đến từ tất cả các chi nhánh của Tập đoàn LG.
Người chiến thắng trong cuộc thi này là Huynh Tan, đại diện của công ty Nghiên cứu và Phát triển (R&D) LG Electronics Việt Nam.

“Một người Việt đã thể hiện kỹ năng lập trình viết code tốt nhất, đánh bại không chỉ chính các nhà phát triển trong nước của Tập đoàn LG mà còn cả các đối thủ mạnh đến từ Hoa Kỳ và châu Âu”, Donga Ilbo của Hàn Quốc lưu ý.

LG Innotek Vietnam Hai Phong  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2023
Sau chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc, LG Innotek "rót" tỷ đô vào Hải Phòng
Báo Hàn nhấn mạnh, Việt Nam được coi là 'công xưởng thế giới thế hệ tiếp theo' và kỳ vọng sẽ thay thế Trung Quốc phát triển thành một trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D tiên tiến trên thế giới.
Donga Ilbo cho hay, hiện có khoảng 1.000 nhân viên R&D chuyên về thiết bị điện và điện tử ô tô đang làm việc tại công ty con R&D của LG Electronics Việt Nam ở Hà Nội và Đà Nẵng.
Chỉ có 6 nhân viên Hàn Quốc là người nước ngoài, số còn lại đều là nhân viên được thuê từ địa phương.
Đáng nói, năm 2019, số lượng nhân viên phụ trách công tác R&D của LG tại Việt Nam chỉ vào khoảng 200 người, nhưng đến tháng 1/2023, con số này đã tăng lên khoảng 750 người và hoạt động độc lập như 1 công ty con riêng biệt của gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc tại Việt Nam.
Theo báo Hàn, khả năng cạnh tranh R&D của Việt Nam được thúc đẩy từ những thay đổi trong chính sách của Chính phủ.
“Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu vượt xa mô hình “Made in Vietnam” trước đây vốn chỉ giới hạn ở vai trò là cơ sở gia công thuê để trở thành trung tâm sản xuất với kỹ thuật và năng lực sản xuất của chính mình và đang tăng cường nỗ lực thúc đẩy lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)”, Donga Ilbo lưu ý.
Việt Nam chế tạo thành công ngòi nổ cơ điện tử mà không nhiều nước làm được - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2024
Việt Nam chế tạo thành công ngòi nổ cơ điện tử mà không nhiều nước làm được
Các trường đại học của Việt Nam thời gian qua cũng bắt đầu tập trung đào tạo các kỹ sư chuyên ngành Công nghệ thông tin (CNTT) và giúp xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển công nghệ số.
Điển hình như tại Đà Nẵng, nơi nổi bật là điểm đến du lịch hấp dẫn giờ cũng đang tăng cường đầu tư vào các ngành công nghệ cao, như thành lập Công viên phần mềm để thu hút các công ty công nghệ thông tin quy mô lớn, có hạ tầng hiện đại.
Theo định hướng này, sự hiện diện của Trung tâm R&D LG Electronics Việt Nam cũng ngày càng lớn mạnh.
Vai trò của các nhà phát triển Việt Nam, những người đóng vai trò chính trong việc phát triển và thử nghiệm các chức năng điện tử cơ bản bằng cách phân tích đơn đặt hàng từ các nhà sản xuất ô tô, đã được mở rộng sang việc thiết kế các chức năng cốt lõi.
Ông Jeong Seung-min, người đứng đầu Trung tâm R&D tại Việt Nam thông tin, cơ sở nghiên cứu của LG tại Việt Nam chịu trách nhiệm phát triển phần mềm (SW) liên quan đến thiết bị điện, điện tử ô tô của LG Electronics.
Vị này cho hay, ban đầu, cơ sở nghiên cứu tại Việt Nam chỉ có thể thực hiện 20% toàn bộ quá trình nghiên cứu R&D, nhưng bây giờ đã có thể thực hiện lên tới 60% công đoạn.
“Dự kiến sẽ còn gia tăng trong thời gian tới”, lãnh đạo Trung tâm R&D tại Việt Nam của LG tin tưởng.
LG tập trung nhiều vào chính sách khuyến khích nghiên cứu. Theo đó các kỹ sư công nghệ Việt Nam nếu được chọn làm chuyên gia của LG sẽ được chi trả một khoản phụ cấp hàng tháng và có cơ hội thực hiện các dự án cá nhân dưới hình thức “mỗi người một nhiệm vụ”.
LG cũng tạo cơ hội cho các nhà phát triển xuất sắc kết nối với các chuyên gia ở trụ sở chính tại Hàn Quốc.
Chủ tịch nước thăm và làm việc với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2024
“Người khổng lồ” Viettel sẽ sản xuất tên lửa, UAV, vệ tinh viễn thám made in Vietnam
“Kết quả, các nhà phát triển Việt Nam đã thể hiện khả năng và động lực làm việc rất tích cực. Họ lập nhóm nghiên cứu và làm việc ngay cả ngày nghỉ. Kết quả đáng ghi nhận là 5 trong số 10 chuyên gia mã nguồn được LG Electronics lựa chọn năm 2023 đến từ cơ sở nghiên cứu R&D Việt Nam”, ông Jeong nói.

Lợi thế

Báo Hàn Quốc chỉ ra lợi thế lớn nhất mà các nhà đầu tư có thể tận dụng và khai thác khi xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam đó là chi phí lao động thấp.

“Ở Việt Nam, mức lương tối thiểu khác nhau tùy theo vùng, nhưng ở vùng cao nhất là khoảng 4,68 triệu đồng (khoảng 250.000 won) mỗi tháng. So với Thượng Hải hay Thâm Quyến, Trung Quốc thì chỉ bằng một nửa”, Donga Ilbo chỉ ra.

Thăm dây chuyền sản xuất, lắp ráp máy giặt, máy hút bụi, tủ lạnh tại nhà máy LG Electronics Hải Phòng, phóng viên báo Hàn ghi nhận đông đảo công nhân, nhân viên đứng thành hàng để kiểm tra từng bộ phận hàng hoá đi qua băng chuyền.
Nhà máy tại Hải Phòng của LG Electronics có kế hoạch tăng tỷ lệ tự động hóa nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong tương lai. Điều này cũng nhằm giúp LG đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách tính đến các lĩnh vực mà Việt Nam hiện vẫn còn chưa bằng Trung Quốc, điển hình như giá nguyên liệu thô.
LG Electronics hiện vận hành cơ sở sản xuất quy mô bằng việc đa dạng các dòng sản phẩm chính của mình tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, tính toán cụ thể các điều kiện sản xuất địa phương như cơ sở hạ tầng.
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2024
Niềm tin tăng lên nhưng giới đầu tư châu Âu vẫn kêu ca về rào cản pháp lý ở Việt Nam
Chẳng hạn, Thái Lan đang sản xuất chủ yếu máy điều hòa cho LG, Indonesia nắm giữ dây chuyền lắp ráp TV, Việt Nam tập trung sản xuất máy giặt và linh kiện điện tử.
Hiện có khoảng 3.000 nhân viên làm việc tại nhà máy Hải Phòng, sản xuất khoảng một nửa số sản phẩm điện tử của LG Electronics và khoảng 10% số máy giặt của ông lớn Hàn Quốc này.
LG Electronics đứng đầu thị trường máy giặt Việt Nam. Cứ 4 chiếc máy giặt bán ra ở Việt Nam thì có 1 chiếc là sản phẩm của LG.
Tuy nhiên, hiện nay, sự cạnh tranh giữa Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đang rất khốc liệt trên thị trường đồ gia dụng Việt Nam. LG Electronics có thị phần lớn nhất về máy giặt và Daikin của Nhật Bản có thị phần lớn nhất về máy điều hòa.
TCL và Hisense của Trung Quốc cũng đón nhận thách thức trên thị trường thiết bị gia dụng. Dự kiến, tương lai của thị trường thiết bị gia dụng Việt Nam sẽ phụ thuộc vào tầng lớp trung lưu ngày càng tăng.
LG Electronics đặt kỳ vọng rằng nếu khách hàng Việt Nam, những người hiện đang tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm giá trung bình đến bình dân, chuyển sự chú ý sang thị trường thiết bị gia dụng cao cấp hơn thì LG Electronics sẽ có thể tăng thị phần của mình lớn hơn nữa.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала