Việt Nam và Ấn Độ trên “đấu trường” xuất khẩu điện thoại thông minh

© iStock.com / KynnySản xuất điện thoại ở công xưởng
Sản xuất điện thoại ở công xưởng - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.03.2024
Đăng ký
Việt Nam và Ấn Độ: Chưa biết sẽ ai thắng trong cuộc đua xuất khẩu điện thoại thông minh. Việc phát triển hơn hay kém phụ thuộc vào năng lực của mỗi bên, vào lợi thế đã có mà mỗi bên đã tạo ra sau hơn nửa thế kỷ qua.

Nói Việt Nam xuất khẩu, nhưng về bản chất là Hàn Quốc

Theo The Hindu.com, trong thời gian gần đây, Ấn Độ đã chú trọng nhiều đến xuất khẩu điện thoại thông minh. Vào tháng 11 năm 2022, Thủ tướng Narendra Modi đã ca ngợi xuất khẩu điện thoại Ấn Độ vượt mốc 5 tỷ USD. Ấn Độ đặt mục tiêu đầy tham vọng trong Chính sách quốc gia về Điện tử 2019, đó là nước này sẽ xuất khẩu 600 triệu điện thoại di động trị giá 110 tỷ USD vào năm 2025. Nhưng chỉ còn một năm nữa là phải đạt được mục tiêu này,mà xuất khẩu điện thoại thông minh của Ấn Độ đang ở mức dưới 10 tỷ USD mỗi năm, chỉ bằng một phần nhỏ so với mục tiêu.
The Hindu.com cũng lưu ý rằng, cả Ấn Độ và Việt Nam đều có tỷ trọng xuất khẩu điện thoại di động dưới 1% (của thị trường thế giới) trước năm 2010. Đến năm 2022, tỷ trọng của Việt Nam tăng lên 12%, trong khi Ấn Độ đứng thứ bảy với tỷ trọng xuất khẩu hơn 2,5% một chút.
Việt Nam đã chiếm thị phần xuất khẩu đều đặn trong những năm qua, vượt qua Hàn Quốc để trở thành nước xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới. Trong năm 2023, mặt hàng này đã đưa về cho Việt Nam hơn 52,3 tỷ USD.
Cảng Cát Lái. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.03.2024
Phương Tây đang tìm đến Việt Nam
Những yếu tố nào đã giúp cho tỷ trọng xuất khẩu điện thoại di động của Việt Nam tăng đều từ 2010 và chiếm vị trí nước xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới?
Cần lưu ý là Ấn Độ đã hợp tác với Samsung từ cuối những năm 1970, nghĩa là họ đã đi trước Việt Nam một thập kỷ trong việc phát triển công nghệ điện tử và vi điện tử. Tuy nhiên, trong hơn 30 năm sau đó, họ vẫn “dẫm chân tại chỗ” và đến năm 2010 thì bị Việt Nam đuổi kịp; dù rằng khi đó, mỗi nước chỉ chiếm không quá 1% thị phần điện thoại di động trên thế giới. Trong khoảng thời gian ấy, những ông lớn như Nokia, Motorola, Ericson .v.v… hầu như chiếm lĩnh thị trường điện thoại di động tại Việt Nam và Ấn Độ.
“Cần nói ngay rằng cũng trong khoảng thời gian đó, Việt Nam cũng có nhiều cố gắng để cho ra đời các sản phẩm mang nhãn hiệu “Made in Vietnam” như “Bphon” của Công ty Bách khoa hay “Xphon” của Viettel.v.v... Nhưng nhìn chung, đó vẫn là những sản phẩm được gia công, lắp ráp tại Việt Nam và được dán nhãn mác Việt Nam mà thôi. Còn phần lớn “cái ruột” của nó như bo mạch vi điện tử, bộ chip xử lý, bộ nhớ RAM.v.v… đều phải nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hóa của một sản phẩm không vượt quá 15% tình theo giá thành, bao gồm cá giá nhân công”, - Nhà nghiên cứu các vấn đề đối nội của Việt Nam Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.
© Ảnh : SamMobileNhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.03.2024
Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
Bước đột phá của Việt Nam từ những năm 2018-2020 chính là hợp tác theo chiều sâu giữa Việt Nam với các đối tác như Samsung, LG của Hàn Quốc; Intel, Apple của Mỹ; Foxxon, HTC của Đài Loan; Nec, Sony, Sharp của Nhật Bản.v.v… Một vài công ty trong số này đã đặt vấn đề và xúc tiến xây dựng hệ sinh thái công nghiệp điện tử tại Việt Nam chỉ trong 5 năm gần đây.
“Chính sự hợp tác đa phương và có chiều sâu này đã giúp Việt Nam tạo nên sự bứt phá ngoạn mục về sản xuất và xuất khẩu điện thoại di động”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.
Trong khi đó thì Ấn Độ hầu như đã “thả trôi” ngành công nghiệp này từ những năm 2010 sau khi các “ông lớn” như Nokia, Ericson, Motorola hạn chế mở rộng sản xuất ở Ấn Độ hoặc chuyển trọng tâm sang ngành nghề khác như Ericson. Cộng hưởng với các tác động đó là số lượng lao động chất lượng cao trong các ngành công nghiệp điện tử của Ấn Độ không nhiều dẫn đến giá nhân công thạo nghề tăng cao, kéo theo giá sản phẩm tăng cao. Trong khi đó thì thị trường nội địa của Ấn Độ đã tiêu thụ tới 3/4 số sản phẩm điện thoại sản xuất ra mỗi năm.
Sản xuất điện thoại ở công xưởng - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2024
Xuất khẩu smartphone: Việt Nam trỗi dậy, Ấn Độ e dè
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc xuất khẩu điện thoại di động của Ấn Độ là chính sách thuế. Nhà nước Ấn Độ đánh thuế lên tới 20% đối với các linh kiện chủ chốt của điện thoại smartphone. Một số phụ kiện khác cũng bị áp thuế tới 15%. Trong khi đó thì thuế suất của Việt Nam đánh vào các linh kiện, phụ kiện và hàng hóa thuộc các chủng loại điện tử, vi điện tử khá dễ chịu đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như đối với các doanh nghiệp nội địa.
Có thể nói rằng chính sách phát triển công nghệ cao nói chung và xuất khẩu điện thoại di động của Việt Nam đang đi đúng hướng và đem lại nhiều lợi nhuận hữu hình và vô hình, không chỉ cho hiện tại mà còn trong tương lai”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lưu ý, cụm từ “Việt Nam xuất khẩu điện thoại di động” là không chính xác cho lắm về bản chất.

“Nói Việt Nam xuất khẩu, nhưng về bản chất là Hàn Quốc. Việt Nam xuất khẩu vìSamsung lắp ráp (công nghệ lõi Hàn Quốc vẫn nắm) và xuất khẩu điện thoại của họ từ Việt Nam. Samsung nắm đến gần 9% tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu, gần 20% kim ngạch xuất khẩu và chiếm 60% tổng lượng điện thoại Samsung toàn cầu. Quá phụ thuộc vào Samsung là điểm dở. Nói Việt Nam xuất khẩu điện thoại phải nói rõ như thế”, - TS kinh tế Lê Hòa bình luận với Sputnik.

Những điểm mạnh của Ấn Độ và Việt Nam

Với kế hoạch và tiềm năng của Ấn Độ, nước này có khả năng thắng Việt Nam trong cuộc đua xuất khẩu điện thoại thông minh hay không? Điều gì có thể giúp Việt Nam thắng trong cuộc đua này?
“Việc Ấn độ đang gia tăng chiếm thêm mảnh thị phần này là có. Họ đặt cược vào Apple vì hiện Trung Quốc là nước xuất khẩu nhiều nhất tổng điện thoại thông minh. Quan ngại tranh chấp Mỹ Trung có thể làm các nước chuyển bớt sang Ấn độ và cả Đông Nam Á, Việt Nam”, - TS kinh tế Lê Hòa nói với Sputnik.
Container - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2024
Bộ Tài chính muốn đánh thuế dịch vụ xuất khẩu 10%, VCCI phản đối

“Điểm mạnh lớn nhất của Ấn Độ là “trường vốn”. Họ có thể tung ra một khối lượng vốn đối ứng tương đương với 1/4 GDP của Việt Nam cho ngành công nghiệp chiến lược này. Tuy nhiên, tiền bạc và cơ sở vật chất hạ tầng mới chỉ là một nửa, là điều kiện cần. Vấn đề còn lại là tổ chức sản xuất kinh doanh, là tổ chức mạng lưới nhà máy, xí nghiệp sao cho hệ thống đó đáp ứng tối ưu yêu cầu sản xuất, làm tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong khi họ đang là “kẻ đi sau” đối với Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản.v.v”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long phát biểu với Sputnik.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long cũng nói thêm, trong hợp tác quốc tế về công nghệ vi mạch và siêu vi mạch, những linh kiện được đo bằng micrometre, thậm chí bằng nanometer thì cả Việt Nam và Ấn Độ hiện vẫn phụ thuộc vào bên thứ ba. Đó là các nhà đầu tư chiến lược với hai “vũ khí chủ chốt” của họ là “công nghệ” và “tài chính”. Do đó, Việt Nam đặt mục tiêu vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với các đối thủ hơn là đối đầu với họ. Bởi lẽ đơn giản là “nếu muốn đi nhanh thì hãy đi một mình”, còn “nếu muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau.
Ông cũng lưu ý rằng, Việt Nam và Ấn Độ là hai quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, trong đó có cả vấn đề công nghệ điện tử,vi điện tử. Vì vậy, hy vọng hai bên sẽ lấy đối thoại và hợp tác thay cho đối đầu, lấy hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro làm trọng, nếu như cả hai muốn tồn tại và phát triển trên thị trường điện thoại thông minh trước “ông lớn” Trung Quốc. Trong đó, việc phát triển hơn hay kém phụ thuộc vào năng lực của mỗi bên, vào lợi thế đã có mà mỗi bên đã tạo ra sau hơn nửa thế kỷ qua.
“Đối với Trung Quốc thì Việt Nam khó có thể vượt qua được họ. Bởi sau nhiều năm tiếp cận với công nghệ vi điện tử của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức và cả Mỹ. Trung quốc đã làm chủ nhiều công nghệ lõi để có thể tự chủ nhiều mặt trong lĩnh vực công nghệ này. Ngay cả với Ấn Độ cũng vậy. Mặc dù họ đi sau Việt Nam một bước về phát triển công nghệ Smartphone nhưng với tiềm lực về nhân sự, về cơ sở hạ tầng và về tài chính, họ vẫn có thể đuổi kịp, thậm chí là vượt qua Việt Nam nếu như họ có chính sách đúng”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long đưa ra đánh giá với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала